khác, ông ta thành lập một số đoàn thăm dò địa chất và làm nhiều
công trình công cộng: mở mang hệ thống đường bộ, xây dựng những
con đường sắt đầu tiên. Tất cả những việc đó, thực ra đều cùng
một mục đích đầu tiên, như chính Le Myre de Vilers đã viết, là “…
người Pháp chắc chắn sẽ có thể vận chuyển quân đội đi khắp mọi
miền lãnh thổ, trong vòng 24 tiếng đồng hồ”.
Bởi vì, khi ông thống đốc dân sự đầu tiên vừa tới Sài Gòn, cái ý
định bành trướng của Pháp bị lắng xuống từ sau hiệp ước, bỗng lại
trỗi dậy dưới con mắt của mọi người.
Qua các thư từ trao đổi giữa các Bộ trưởng với nhau, giữa các ông
thống đốc với các ông Bộ trưởng, chúng ta có thể thấy rằng sự
lắng xuống ấy chỉ là bề ngoài; nhưng nó không tác động tại chỗ.
Đại diện lâm thời Pháp tại Huế, hầu như chẳng có vai trò gì. Bọn
thổ phỉ không ai đánh dẹp. Sông Hồng bị buông lỏng cho các nhóm
quân cờ khác nhau. Còn Bắc kỳ thì được trả lại một cách sòng phẳng
cho người chủ hợp pháp của nó, chỉ thỉnh thoảng mới nghe nhắc
đến tên.
Tất cả tình trạng này, ai cũng biết, nó chỉ là một cái bề ngoài.
Từ 1879 trở đi, cái bề ngoài đó đã rơi xuống và những mưu đồ mới
lại xuất hiện.
Jauréguiberry, Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa, giao trách nhiệm
cho Le Myre de Vilers nghiên cứu “tình thế mâu thuẫn của chúng ta
tại Bắc kỳ và những biện pháp có khả năng giải tỏa một hiện trạng
đang đe dọa trở thành tai hại cho quyền lợi của chúng ta, cũng như
uy tín của nước Pháp.”
Một tháng sau khi đến Sài Gòn, Le Myre de Vilers đáp ứng
nguyện vọng của ông Bộ trưởng mình: “hoặc thiết lập thẳng thắn
và rõ ràng nền bảo hộ của chúng ta trên đất Bắc kỳ hoặc thu gọn