Lâu nay, tình hình đó chỉ mới được động chạm đến về mặt
nguyên tắc, qua những nhượng bộ của Pháp đối với chánh phủ Anh,
năm 1875, khi Pháp thừa nhận khả năng có thể đặt tại các cảnh mở
cửa, những lãnh sự ngoại quốc được quyền tài phán đối với người
nước của họ.
Trong thực tế, chẳng nước nào biết lợi dụng những hạn chế đó
của Hiệp ước 1874, và nếu do hoàn cảnh đòi hỏi chánh phủ Pháp
phải sửa đổi những điểm nền tảng trong quan hệ ngoại giao với Việt
Nam, thì cũng chẳng gặp sự phản đối quyết liệt nào, bởi vì chưa một
nước ngoài nào lợi dụng những nhân nhượng của nước Pháp để mở
quan hệ với Việt Nam.
Việc ký kết hiệp ước với Tây Ban Nha có thể bị đe dọa, làm cho
tình hình thay đổi. Khi hiệp ước được chuẩn duyệt, các lãnh sự Tây
Ban Nha đặt cơ sở tại các cửa biển mở và sự độc quyền của Pháp
trong các vấn đề Việt Nam sẽ kết thúc. Trong xứ sở tài phán lãnh
ngoại ấy, Pháp chỉ có thể hoạt động với sự đồng ý của các cường
quốc đã đặt chân lên đây.
Tình thế này, ở các cửa ra vào của Nam kỳ sẽ rất nguy hiểm. Tại
Huế, kinh đô của một vương quốc độc lập, sát cạnh xứ thuộc địa,
tất cả các ảnh hưởng bài Pháp có thể hội tụ lại, tạo thành một sự liên
kết ít nhiều có tính chất công khai chống lại Nam kỳ. Nước Pháp
phải khẩn trương nếu muốn ngăn ngừa những hậu quả tương tự.
Ngày 9/1/1879, chánh phủ Pháp gửi chỉ thị cho thống đốc Nam
kỳ nói tóm tắt nội dung bản dự án đã quyết định: Độc quyền giải
quyết quan hệ ngoại giao của Nam kỳ và đại diện nó về mặt đối
ngoại, dành cho nước Pháp là nước bảo hộ; các lãnh sự nước ngoài sẽ
nhận lệnh chấp nhận lãnh sự của Pháp. Việc xét xử những người
châu Âu thuộc quyền các công sứ Pháp ở các cảng mở cửa cho người
nước ngoài. Thuế hải quan giữ nguyên và thu vào cho ngân sách