BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 321

Pháp, sau khi hoàn đủ số nợ cho Tây Ban Nha, thì dùng làm chi phí
chiếm đóng. Sau cùng, càng sớm càng tốt chiếm đóng dòng sông
Hồng. Chánh phủ Việt Nam sẽ hoàn toàn tự do và chịu trách nhiệm
về nội trị của đất nước.

Một kết quả như vậy không thể đạt được bằng con đường ngoại

giao do thời gian quá ngắn ngủi. Paris bèn quyết định thực hiện
nhanh và tắt bằng một biện pháp bất ngờ: một cuộc biểu dương,
nếu không thì một hành động quân sự. Những lực lượng vận dụng sẽ
rất lớn, đủ để bóp chết mọi ý đồ chống cự của Việt Nam và nước
Pháp sẽ có thể tiến quân đến, bất cứ nơi nào nó muốn, mà chẳng
gặp khó khăn gì, nhất là trong lúc ở Bắc kỳ đang có khuynh hướng
chia rẽ và có sự trợ lực của các giáo dân Việt Nam, được các giáo sĩ
thường tuyên truyền vận động. Nhưng tất cả những việc này chỉ có
thể thực hiện được nếu như người nước ngoài không có quyền gì ở
Việt Nam… Và hiệp ước Việt Nam - Tây Ban Nha có thể sẽ là một
mối trở ngại buộc nước Pháp phải từ bỏ một xứ thuộc địa đầy hứa
hẹn phồn vinh.

Ngày 9/7/1881, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Tây Ban Nha tại

Trung Quốc, Don Tiburcia Rodriguez, thông báo cho đại sứ Pháp tại
Bắc Kinh biết rằng ông ta được cử làm “đại sứ đặc mệnh toàn
quyền tại Trung Quốc, Xiêm và An Nam”.

Không lên tiếng phản đối, Bourée chuyển bản tin về cho

thống đốc tạm thời của Nam kỳ, trong lúc Le Myre de Vilers vắng
mặt.

Theo lệnh của Paris, đại sứ Pháp tại Tây Ban Nha dàn xếp với nội

các Madrid về vấn đề sứ mệnh của Rodriguez. Vừa tuyên bố
rằng phái viên của mình tại Trung Quốc không có nhiệm vụ, cũng
như ý định đến Huế, chánh phủ Tây Ban Nha không bỏ luận điểm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.