BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 323

Muốn vậy, Pháp quyết tâm tự bảo đảm cho mình phải có một

nh hưởng tuyệt đối và ưu thế nhất trên đất Việt Nam, bằng

cách áp đặt cho Việt Nam những quan hệ chư hầu đối với nước
Pháp, để cho Việt Nam có một cái vẻ độc lập bề ngoài, nhưng thắt
càng chặt càng hay cuộc sống quốc tế của nó bằng cách gạt bỏ
mọi sự xâm nhập của nước ngoài, có thể phương hại đến hoạt động
của Pháp.

Về phương diện kinh tế, Pháp muốn mở một vài cửa biển cho

sự buôn bán của châu Âu và tạo một con đường thương mại lớn để lưu
thông các sản vật của Hoa Nam.

Về phía mình, chánh phủ Việt Nam không chính thức đồng ý

về việc cắt xé lãnh thổ mình, trong khi các nước châu Âu chống
đối lại các hiệp ước. Rồi, sau đó ít lâu, chánh phủ Việt Nam lại đòi
hoãn lại việc mở cửa sông Hồng, một thời gian vô hạn định, bởi
Trung Quốc không cho phép Pháp mở một điểm trên sông Hồng tại
biên giới phía Nam, cho châu Âu ra vào buôn bán và bởi mục đích
duy nhất của sự thông thương tự do trên sông là tạo ra một con
đường buôn bán giữa Vân Nam với biển.

Đứng trước tình trạng sự việc như vậy, chế độ bảo hộ mà họ mưu

toan không có “lý do” gì để áp đặt cho triều đình Huế cả. Vậy nên
phải cần đến một chính sách đe dọa như người ta đã đe dọa thành
công tại Campuchia.

Trong nước, chẳng có quyền lợi gì có thể dựa vào để đe dọa hoặc

để làm áp lực với chánh phủ Việt Nam cả; tầng lớp thương gia giàu
có, giai cấp trung gian khá giả đều không có. Hầu như chỉ có hai
biện pháp cưỡng bức là: một cuộc biểu dương lực lượng hải quân trước
kinh thành Huế là nơi tập trung hoạt động chính trị của cả nước hoặc
chiếm đóng Bắc kỳ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.