BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 319

hoạt động của chúng ta lại trong một số cơ quan lãnh sự thông
thường”.

Việc đổi mới chế độ thực dân và sự chinh phục những lãnh thổ xa

xôi này hình như nảy sinh do ảnh hưởng của Gambetta. Sau khi Pháp
bị bại trận năm 1870, Gambetta muốn mang lại cho nước Pháp một
đà phát triển mới, phục hồi nghị lực và đưa nước Pháp trở lại một
cường quốc hàng đầu. Như ông ta viết cho bà Juliette Adam:
“Chính sách bành trướng đang đà tiến lên… Nếu đến một lúc nào
đó, chúng ta không kịp thời chiếm lấy phần thuộc địa của chúng
ta thì nước Anh và nước Đức chiếm sẽ lấy”.

Hơn nữa, Blancsubé, đại biểu Nam kỳ, lại là bạn thân của ông ta và

đã cho ông ta những thông tin phong phú về tài nguyên Bắc kỳ. Cả
Félix Faure, lúc đó là một thương nhân quan trọng ở Le Havre, cũng
là bạn thân của Gambetta đã hết lời ca ngợi tương lai của một sự
buôn bán tại miền Bắc Việt Nam.

Hình như lãnh tụ phe Cộng hòa ôn hòa ấy là một trong những

người tổ chức đường lối chính trị này, mặc dầu trong khi ông làm
thủ tướng nội các, ông ta không làm gì một cách tích cực. Ông chỉ
tuyên bố: “Bắc kỳ, tương lai thực sự của nước Pháp là đó”.

Từ khi ký Hiệp ước 1874, nước Pháp, về mặt ngoại giao, thực ra

chỉ có một mình đối diện với Việt Nam. Mọi sự việc quốc tế chỉ
mang tính chất đơn giản là sự việc Pháp - Việt và mọi vấn đề, kể cả
những vấn đề liên quan đến tình hình chính trị Việt Nam và Pháp
đều có thể coi như công khai, trong một chừng mực nào đó theo cái
nghĩa là việc giải quyết các vấn đề đó hoàn toàn phụ thuộc vào
một thỏa thuận giữa hai chánh phủ, thỏa thuận mà chánh phủ Huế
khó lòng từ chối vì quá lẻ loi và phương tiện hoạt động không cân
xứng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.