BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 315

tiền cống nạp với tư cách là một nước chư hầu, năm 1897
được rút xuống còn 1.738.000 francs nhưng từ 1888 đến 1890
thì trên 11 triệu.

Nếu tính cả những lợi nhuận thương nghiệp, những giấy ủy
lương, thì Nam kỳ hằng năm đưa về cho Pháp một số tiền
hai chục triệu francs...”

(5)

Sáng kiến thứ hai của Le Myre de Vilers tạo dựng một đại biểu

cho Nam kỳ tại Quốc hội Pháp, cũng không phải là một trường hợp
ngoại lệ chút nào.

Từ 26/11/1881, nếu ta tin các sử gia Pháp thì Nam kỳ cũng như

bản thân nước Pháp có thể nói lên tiếng nói của mình tại Quốc hội
và được tham gia vào mọi vấn đề.

Có vậy thật, nhưng thử hỏi đó là Nam kỳ nào?

Năm 1881, một nhóm thực dân và nhà buôn Pháp lưu trú tại Sài

Gòn gởi sang Quốc hội Pháp một bản thỉnh cầu:

“Xứ Nam kỳ chưa bao giờ được vinh dự Quốc hội lưu ý tới một
cách trực diện. Nó đã thấy, ít ra là về danh nghĩa, chế độ độc
tài quân sự tiêu vong. Nó đã lần lượt được thấy chế độ tam
quyền phân lập (…), sự thiết lập một hội đồng thuộc địa.
Nhưng chẳng có một biện pháp nào trong các biện pháp đó
được nghiên cứu trong các buổi họp Quốc hội của ta, được
người ta biết đến khi nó còn ở dạng một bản dự thảo. Nam kỳ
đã có một quy chế sau một loạt các sắc lệnh, những sắc lệnh
được thảo ra tại một nơi cách xa nó ba nghìn dặm, và ra đời mà
dư luận công chúng, cũng như những kẻ đại diện chính thức cho
quyền lợi của thuộc địa, không hề biết đến…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.