BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 138

Những tư liệu chúng tôi vừa dẫn đã được chọn lọc từ bao nhiêu tư

liệu khác, bởi vì những tư liệu này không thể để cho ai nghi ngờ rằng
mang nặng những thành kiến hoặc khuynh hướng chống lại tôn
giáo. Tự nó nói lên sự thật một cách hùng hồn.

Các Đô đốc thời đó chắc phải có những tình cảm buộc một

chánh phủ và những nhà vua thấm nhuần tư tưởng Kitô giáo phải
chấp nhận những tư liệu trên đây: mỗi lần báo cáo là họ báo với các
ông Bộ trưởng cấp trên trực tiếp của họ bằng những lời lẽ cụ thể rõ
ràng, sự bất đồng tình của họ đối với các giáo sĩ nói trên.

Hầu như không ai có thể tưởng tượng được rằng một đại tá quân

đội của “Đức vua ngoan đạo”, mà sau này sẽ được phong thống chế,
tức là được sự tín nhiệm hoàn toàn của triều đình, dù có dùng lời lẽ
khôn khéo đến bao nhiêu đi nữa khi đề cập tới vấn đề mà ông ta
muốn phê phán, trong một bức công hàm, lại dám đưa ra những lời
phê phán đối với các linh mục Tây Ban Nha bao giờ!

Lâu nay, khi nói về các giáo sĩ ấy ở Việt Nam, phần lớn các nhà

sử học và nhà văn phương Tây đều đã giới thiệu họ như nạn nhân
những cơn thịnh nộ khủng khiếp của các vua, quan. Theo họ, nhiều
giáo sĩ đã ngã xuống như những vị “thánh tử vì đạo”. Người ta không
muốn nói lên đúng sự thật; không một ai tiết lộ những điều sai
trái mà các giáo sĩ đã làm và những lý do thực mà tòa án Việt Nam
thời đó đã kết tội họ một cách rất phải lẽ.

Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và chánh phủ của họ đã không

lầm khi họ có cùng một ý nghĩ Lamartine

(12)

tuyên bố ngày

3/8/1844:

“Trong tư tưởng của tôi, tôi thấy sự phồn vinh của tất cả mọi
loại hội tôn giáo đều tai hại, nguy hiểm và gây sạt nghiệp cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.