D
DẪN NHẬP
o vị trí địa lý, nước Việt Nam nằm ở một trong những ngã tư
giao lưu quan trọng của châu Á. Việt Nam có khoảng 75 triệu
dân, trên một diện tích 328.000 cây số vuông, bám vào sườn
của châu Á, giữa bán lục địa Ấn Độ và các quốc gia Viễn Đông, như
“một bàn tay rộng mở của châu Á, chìa ra chào đón Thái Bình
Dương”, theo cách diễn đạt của Bernard Philippe Groslier. Đất nước
này từng tiếp nhận ảnh hưởng các dân tộc láng giềng, và làm bàn
đạp cho các dân tộc, sau khi băng qua Việt Nam, đã tỏa về phía các
đảo Nam Thái Bình Dương và sang Nhựt Bổn
Vai trò làm cầu nối ấy giữa hai thế giới (mondes) giữa hai vũ
trụ (univers)
, không dừng lại ở thời kỳ tiền sử, và Việt Nam đã trở
thành - và giờ đây, hơn bất cứ lúc nào hết - có thể vẫn tiếp tục một
vùng đất của sự liên hệ, của những sự gặp gỡ; đấy là nơi mà hai thế
giới, nom bề ngoài có vẻ đối nhau, đang có thể trong suốt quá
trình của lịch sử, tìm ra những điểm chung.
Sau gần một thế kỷ người Pháp hiện diện ở Việt Nam, một trang
sử mới, từ đây, đã mở ra cho các quan hệ giữa hai nước.
Mãi đến nay, lịch sử nước Việt Nam đã được những nhà sử học
người Pháp biên soạn và nhất là về thời kỳ liên quan đến chế độ
thực dân, nó đã được viết theo quan điểm người Pháp. Có một số ít
người Việt Nam muốn viết về lịch sử của đất nước họ, nhưng lại
không thể vượt qua được lằn ranh do chánh phủ “bảo hộ” đã vạch ra.
Việc giản lược hóa các tài liệu giáo khoa, các chỉ thị chặt chẽ đã được
ấn định trước, những sự cắt bỏ tinh vi, những sự giải thích sai lạc