Nam Bộ (1858), đến khi Việt Nam mất độc lập (1884), và sự thiết
lập chế độ thuộc địa (1897).
Như vậy, chúng tôi đã khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao
Pháp, Bộ Ngoại vụ Tây Ban Nha, các Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp
cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam.
Chúng tôi nói rõ “các tư liệu chính thức rất hiếm hoi của Việt
Nam”, bởi lẽ chúng ta không thể nào quên rằng văn khố của triều
đình Huế, của hầu hết các Bộ, các văn phòng của các nhà viết sử
biên niên, của Thư viện Quốc gia, đã bị quân đội của tướng De
Courcy cướp phá và thiêu hủy, ở Huế, trong những ngày sau cuộc nổi
dậy ngày 5 tháng 7 năm 1885. Những vụ cướp phá và thiêu hủy ấy,
mà không một tờ báo đương thời nào và từ đó tới nay, không một sử
gia Pháp nào nói đến, đối với sử gia còn bi thảm hơn các vụ cướp đã
tàn phá Cung Mùa Hè, ở Bắc Kinh, trước đó hai mươi lăm năm.
Chính nhờ các tài liệu ấy, hầu hết chưa được công bố, chúng
tôi cố gắng hiệu chính một vài giai đoạn trong lịch sử quan hệ giữa
Pháp và Việt Nam. Theo chúng tôi, cho đến nay, các quan hệ này
phần lớn chưa được hiểu một cách đúng đắn.
Theo nhiều tác giả, sự thống nhất của Việt Nam “không phải có
từ dân tộc, mà có từ khi Việt Nam là thuộc địa, bởi nó chỉ được xác
lập và duy trì do kẻ xâm lược ngoại bang
”. Theo chúng tôi, sự
khẳng định này hoàn toàn sai lầm. Rất lâu trước khi người Pháp
đến, Việt Nam đã là một quốc gia thống nhất, có nền tảng vững
vàng. Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, có một dân tộc Việt Nam,
hoàn toàn thuần nhất, chỉ nói một thứ tiếng như nhau, có phong
tục tập quán như nhau. Nếu nhà cầm quyền Pháp đã chia đất
nước ra làm ba “kỳ”, đó không chỉ vì tiện lợi về hành chánh, mà chủ
yếu nhắm mục đích “chia để trị”. Theo chúng tôi, ông Louis Finot,
giáo sư danh dự ở Collège de France, đã sai lầm khi nói: “… những