BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 23

vụ khác biệt hiện có trong các chế độ hành chánh, áp dụng trong ba
xứ An Nam của Liên Hiệp… là phù hợp với các dữ kiện lịch sử, bởi
lịch sử cũng thừa nhận ở đó có ba đất nước được hình thành khác
nhau…”

(4)

Vào thời thuộc địa, một thứ địa lý chính trị sơ lược, đã dẫn một số

tác giả đến chỗ muốn dùng một thứ địa lý bất biến, để biện minh
cho sự phân chia Việt Nam thành “Cochinchine” (Nam kỳ), “An Nam”
(Trung kỳ) và “Tonkin” (Bắc kỳ), mặc dù những tên gọi này hoàn
toàn xa lạ với truyền thống Việt Nam. Chúng tôi không công nhận
cái ý nghĩa không mấy tốt đẹp mà nhà cầm quyền thực dân đã
gán cho các từ ấy, song để độc giả phương Tây khỏi bỡ ngỡ đã quen
gọi như vậy, chúng tôi giữ nguyên các thuật ngữ ấy, để chỉ Nam Bộ,
Trung và Bắc Bộ, cũng như thuật ngữ Đông Dương

(5)

- để chỉ Việt

Nam, Campuchia và Lào, do người Pháp đặt ra.

Bằng cách vay mượn của người Trung Quốc từ “Đông Kinh”

(nghĩa từng chữ là Kinh đô ở phía Đông), để gọi tên Hà Nội, cũng như
“Bắc Kinh”“Nam Kinh”, là kinh đô ở phía Bắc và kinh đô ở phía
Nam, các nhà truyền giáo và các thương nhân, vào thế kỷ XVII, đã
đặt tên “Tonkin” (tức Đông Kinh) cho miền Bắc Việt Nam, bằng
cách dựa trên sự phiên dịch đó và trên một cơ sở ngữ âm học đáng
nghi ngờ.

Còn về tên gọi “Cochinchine” (Nam kỳ), có nguồn gốc không rõ

ràng thường được tranh luận trong sách vở, dường như nó bắt
nguồn từ một sự biến dạng của từ Co-Cheng-Ching, là một tên gọi
bằng nguồn Trung Quốc dùng để chỉ vùng đất Champa cổ, là
đất phần phía Nam của nước Việt Nam, trước khi xảy ra cuộc Nam
tiến; hoặc giả nó bắt nguồn từ một từ Tây Ban Nha là Cauchi-
china, và một từ tiếng Ý là Caoci Cina, cả hai từ trên đều xuất xứ từ
chữ Kiaotche, hoặc Giao-chỉ, sau đó ghép thêm vào đó chữ China,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.