BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 24

hoặc Cina (Trung Quốc), để cho người ta khỏi lầm lẫn nó với thành
phố Cochin, ở Ấn Độ, hoặc theo Barrow

(6)

, để khỏi lầm lẫn với

Kotchindiinna (Trung Quốc phía Tây), là tên gọi dùng để chỉ một
cộng đồng người Trung Quốc buộc phải rời tổ quốc, vào thời xâm
lược của những người Tartares – một tên gọi có nguồn gốc Nhựt
Bổn, và chuyển sang gia nhập ngôn ngữ Âu châu. Cái tên
gọi“Cochinchine”, trước hết, do chính những người phương Tây dùng
để đặt cho miền Trung của nước Việt Nam.

Cho đến thời Napoléon III, người ta gọi vùng các cửa sông Cửu

Long là “Basse-Cochinchine” (miền hạ Nam kỳ). Cũng không có lý lẽ
gì hơn, đến khoảng 1870, người ta lại có thói quen truyền
tên“Cochinchine” này cho vùng đất ở phía cực Nam, đồng thời
người ta dành riêng cho miền Trung của Việt Nam cái tên “An
Nam”
.

Tuy nhiên có một số người Pháp vẫn tiếp tục gọi toàn bộ đất

nước này bằng cái tên mang tính chất miệt thị là “An Nam” (Miền
đất phía Nam đã được bình định) - và gọi cư dân của nó là
người“Annamites” , có ý nghĩa nhắc nhở, và như vậy, là có ý sử dụng
lại thuật ngữ “An Nam đô hộ phủ” (Phủ ở phía Nam được bình định và
chinh phục), do người Trung Quốc đặt cho vào năm 679, thời kỳ nhà
Đường (618-907) trực tiếp cai trị đất nước này

(7)

.

Thật lý thú khi lưu ý là từ “An Nam” không hề có trong các thơ từ

chánh thức của Việt Nam và trong các văn bản bằng chữ Hán của các
hiệp ước 1862, 1874, và 1884, ký kết với Pháp. Đất nước Việt Nam
này đã được gọi bằng cái tên là Đại Nam (Vương quốc lớn ở phía
Nam).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.