Năm 1511, Albuquerque xây dựng lên tại mỏm cuối bán đảo
Malaysia một thành phố là Malacca; thành phố này đã nhanh
chóng trở nên phồn thịnh giàu có và trong một thời gian dài là trung
tâm thương mại chính của Âu châu, nằm giữa Trung Quốc, vùng
Đại quần đảo châu Á, và Hindoustan.
Nước Pháp đã rất nhanh chóng thay chân Bồ Đào Nha trong sự
nghiệp truyền đạo tại Đông Dương (tức Indochine), nhờ sự hoạt
động cá nhân của linh mục Alexandre de Rhodes, thuộc dòng Jésuites
(Dòng Tên), đã không ngừng làm công tác tuyên truyền tại Rome,
rồi tại Pháp, với những nhân vật thân cận của Richelieu, và từ 1625
đến 1630, đã phát triển Kitô giáo tại Nam bộ và Bắc bộ. Chẳng bao
lâu, những bài ký sự của vị giáo sĩ, Giám mục “vùng ngoại đạo”
Francois Pallu, đã làm cho người ta chú ý nhiều đến các cư dân Việt
Nam.
Vua Louis XIV quan tâm nhất là nước Xiêm. Vua đã gửi sang
Xiêm nhiều phái đoàn với nhiệm vụ đàm phán về những quan hệ
buôn bán, hữu nghị và cả khuyên nhà vua Xiêm theo đạo. Vua Xiêm
đáp lại vinh dự mà vua nước Pháp đã dành cho mình; vậy là các phái
đoàn Xiêm được tiếp đón tại cung điện Versailles, trước con mắt
ngạc nhiên của các triều thần. Nhưng rồi chẳng bao lâu một phong
trào bài ngoại mãnh liệt xuất hiện tại Xiêm; người Pháp bị bắt
giam, hoặc bị trục xuất, và thế là vấn đề nước Xiêm, đã từng khơi
gợi bao niềm hy vọng lớn, bỗng trở thành một con số không.
Vả lại, “công ty Ấn Độ”
đã nghĩ chuyện lập một thương điếm
tại một vài đảo ngoài khơi bờ biển Việt Nam: từ 1686, một trong các
nhânviên công ty đưa ra đề nghị chiếm Côn Đảo. Lúc đầu, không
ai đáp ứng, nhưng rồi các thống đốc những thương điếm của
Pháp tại Ấn Độ, Dumas và Dupleix, đã đưa ra lại đề án ấy.