BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 27

Sau khi ký kết hiệp định Aix-la-Chapelle, năm 1748, công ty đã

giao cho Pierre Poivre, vừa từ Viễn Đông về và có viết một báo cáo
chi tiết về các tài nguyên Việt Nam, trách nhiệm thành lập tại nước
này một chi nhánh. Pierre Poivre đến Đà Nẵng năm 1749, được vua
Võ Vương đón tiếp tử tế ngay tại Huế; tuy nhiên, những cố gắng
của ông không đi đến thành công. Mặc dù vậy, đề án trên vẫn được
đưa ra lại mấy lần nữa (1753 - 1755). Sau Hiệp định Paris, một ủy
ban được thành lập nhằm mục đích cổ vũ cho sự thành lập một chi
nhánh công ty tại Nam bộ Việt Nam “để nó có thể, trong một chừng
mực nào đó, đạt được những quyền lợi cân bằng với những quyền
lợi nước Anh đã đạt được”
(tại Ấn Độ). Ủy ban này rất lo sợ nước
Pháp sẽ bị Anh, đi trước mình, ở Nam bộ.

Về thực tế, chính tham vọng của một ông hoàng Việt Nam

muốn chiếm lại ngôi báu, bằng cách dựa vào một vị giáo sĩ Pháp,
sẽ thuyết phục Louis XVI nghĩ tới một cuộc vũ trang can thiệp vào
Việt Nam.

Tại Việt Nam, lúc này, giữa chúa Trịnh ở phía Bắc và chúa

Nguyễn ở phía Nam, đang có một cuộc phân tranh quyết liệt. Sông
Gianh là đường ranh giới giữa hai bên. Cuộc phân tranh bắt đầu từ
thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX mới chấm dứt, với sự tiêu diệt thế
lực họ Trịnh. Những trận đánh không xảy ra liên tục.

Trong giai đoạn đầu (1620-1674), hai bên đã có những lực lượng

quan trọng. Quân Nguyễn ra sức củng cố những nơi phòng thủ tự
nhiên, dọc biên giới của mình và xây đắp chủ yếu là hai bức tường
thành lớn, chặn lối đi của quân Bắc vào: lũy Trường Dục (1630),
dọc theo sông Nhật Lệ và lũy Đồng Hới (1631), từ chân núi Đâu Mâu
đến cửa sông Nhật Lệ.

Theo dòng thời gian, những cuộc nổi loạn và phiến động, do

hậuquả của những cuộc chiến liên miên, giữa hai dòng họ Trịnh-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.