Nguyễn, làm cho kiệt sức cả hai miền Bắc cũng như Nam, dẫn tới
một cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân. Năm 1773, ba anh em quê
làng Tây Sơn, tỉnh Bình Định, là Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ
và Nguyễn Văn Lữ
lãnh đạo phong trào nổi dậy của nhân dân và
đuổi chúa Định Vương Nguyễn Phước Thuần (1765-1777). Định
Vương phải rời bỏ Huế, trốn vào Nam Bộ, tìm nơi ẩn lánh. Quân
Tây Sơn đuổi theo, vào Sài Gòn năm 1777, bắt được Định Vương tại
Long Xuyên và xử tử vào giữa tháng 10 năm 1777 tại Sài Gòn
(Định
Vương lúc này 24 tuổi), cùng một lúc với Nguyễn Phước Dương
.
Quân Trịnh lợi dụng lúc quân Nguyễn đang phải đối phó với
quân Tây Sơn, để gây lại chiến sự bị gián đoạn mất một trăm năm
đình chiến (1674-1774) và chiếm được Huế.
Quân Trịnh đã nhân thời gian ngưng chiến này tiến hành tước
đoạt của nhà Lê đang trị vì ở miền Bắc, mọi quyền hành thực tế.
Ông vua cuối cùng của nhà Lê, là Lê Chiêu Thống (1781-1788), bị
quân Tây Sơn đuổi, được quân Thanh đưa về một thời gian, để rồi
lại rút sang Trung Quốc, sau trận đại bại của quân Thanh và mất tại
Bắc Kinh năm 1793. Nhưng Nguyễn Phước Ánh
, con của Nguyễn
Phước Luân, là kẻ kế thừa ngôi báu, lúc này mới 13 tuổi, phải lẩn
tránh kẻ thù hung dữ nhiều nơi trong nước cùng với chú là vua Huê
Vương, để khỏi mất mạng, như nhiều người tổ tiên trong dòng họ
đã bị mất ngôi. Nguyễn Phước Ánh, sau này chính là Gia Long.
Sau khi Định Vương Nguyễn Phước Thuần bị giết, Nguyễn
Phước Ánh liên tục bị những người nổi dậy truy kích; sau mấy lần
mưu đồ chiếm lại giang sơn không thành, Nguyễn Phước Ánh phải
lẩn trốn sang Bangkok. Biết mình tứ cố vô thân và trong tay
không có một tài sản, một phương tiện nào, ông bèn nghĩ tới chuyện
kêu gọi người Hà Lan, người Anh, người Bồ Đào Nha, người Tây Ban
Nha tại Philippines giúp ông khôi phục ngai vàng. Cuối cùng, ông