lĩnhphe Cộng hòa, là Jules Ferry, giúp đỡ tiến hành một chiến dịch
rất có hệ thống, nhằm xét lại Hiệp ước 1874 mà người ta coi như
còn có nhiều điều thiếu sót.
Các thương gia Pháp tại Bắc kỳ, hòa điệu với bản hợp xướng này,
tháng 4/1880, đã đệ trình một bản thỉnh cầu theo chiều hướng đó.
Với sự cạnh tranh luôn luôn gia tăng của các cường quốc, nó gây ra
trong thời kỳ khủng hoảng và suy thoái này một cuộc chạy đua như
điên, đi tìm thị trường buôn bán, tờ “Nhật báo các phòng Thương
mại” tháng 5/1883 đã lập lại những luận cứ biện hộ cho cuộc chinh
phục vũ trang.
Chính là trong hoàn cảnh chính trị, kinh tế và tài chính này, mà
dự án xâm chiếm Bắc kỳ của Pháp được hình thành; một vài sự kiện
mà thống đốc Nam kỳ gọi là “nghiêm trọng” (như việc bắt giữ một
người Việt Nam phục dịch phái đoàn Pháp tại Huế; việc bắt giữ một
người Việt Nam, công dân Pháp vì tội nhập lậu tiền đồng) và sự
hiện diện của quân đội Trung Quốc tại miền Bắc Việt Nam… đã trở
thành những duyên cớ cho cuộc xâm chiếm này.
Sau nhiều lần bị Quốc hội bác bỏ, lần này những chi phí mà
Bộ Hải quân và Bộ Ngoại giao cùng kết hợp xin đã được Quốc hội
biểu quyết thông qua hồi tháng 7/1881.
Ngay tức thời, Đô đốc Cloué, Bộ trưởng Hải quân cùng Le Myre
de Vilers, đang nghỉ hè tại Pháp, tiến hành một cuộc can thiệp vào
Bắc kỳ. Không cần đợi ông thống đốc trở về, ông Bộ trưởng gửi
luôn cho tướng Trentinian tạm quyền thống đốc ở Sài Gòn các chỉ
thị:
“… Khôi phục lại uy tín của chính quyền Pháp, đã bị giảm
thấp do những yếu đuối và do dự của chúng ta, nhưng trước
hết tránh lao vào những phiêu lưu của một cuộc chinh phục