Đến 8 giờ, tức giới hạn cuối cùng mà tôi đã ấn định, ông
tổng đốc không đến, vậy là tôi cứ việc hành động…”
Vậy là Rivière gửi đi một tối hậu thư không thể nào chấp nhận
được đối với một vị tư lệnh chỉ huy bảo vệ thành và ấn định một
thời hạn quá ngắn ngủi, đến mức độ không ai có thể thỏa mãn được
những điều kiện ông ta đặt ra cả khi ông tổng đốc có thể chấp
nhận về nguyên tắc đi nữa. Không thể có vấn đề kéo dài thời hạn
ấy nữa, Rivière đang nóng lòng vào Viện Hàn lâm Pháp.
Vậy là cuộc “viễn chinh hòa bình” đã bị “Kết xử”.
Thành Hà Nội bị tấn công vào hồi 8 giờ sáng ngày 25/4/1882,
và 11 giờ 15 phút trưa thì thất thủ. Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự
tử để trừng phạt mình về tội để mất Hà thành, như Phan Thanh
Giản trước đây.
Liền ngay sau đó, Rivière tính đến chuyện “mở rộng sự nghiệp
hòa bình” của mình. Viết thư cho Alexandre Dumas-Con (1824-
1895) kể chiến công của mình ở Hà Nội, Rivière viết:
“… Tôi nghĩ chúng ta cần phải chiếm thêm hai, hoặc ba thành
nữa, đang án ngữ con sông lớn của Bắc kỳ…”
Ngày 20/6/1882, Jauréguiberry nhiệt liệt khen ngợi “sức mạnh và
nhiệt tình hăng hái đã được phát huy trong khi tiến hành công việc
này”
. Việc vi phạm trắng trợn các quyền con người chứa đựng
trong cuộc can thiệp vũ trang vào Bắc kỳ đó không làm cho ông Bộ
trưởng bối rối chút nào. Nhưng cái làm cho ông Bộ trưởng bối rối
hơn là những chuyện rắc rối có thể xảy ra giữa lúc tình trạng khủng
hoảng của Ai Cập đang phát triển mạnh. Không nên như vậy. Và “kẻ
đóng vai chính trong kế hoạch can thiệp” trong một thời gian, ngả
theo cách nhìn của Le Myre de Vilers, vì cũng như Le Myre de Vilers,