không thể chuyển lên BắcKinh một bản báo cáo viết với lời lẽ chung
chung như vậy và muốn liên hệ với Bắc Kinh cần phải tường trình
chi tiết cụ thể về những sự việc xảy ra tại Bắc kỳ.
Sau khi nhận được bức thư trả lời này ngày 30/11/1882, Tự Đức
viết một bức thư thứ tư cho Tăng Quốc Thuyên, kể lại những sự việc
đã xảy ra một cách chi tiết hơn. Nhà vua có nhắc đến bức thư của
Dự Khoan, tổng đốc Quảng Tây, đã gửi cho nhà vua ngày 16/6/1882.
Trong bức thư này, Dự Khoan có nói cho nhà vua biết rằng sau khi
Hà Nội bị thất thủ, Tổng lý Nha môn có đệ trình Hoàng đế một bản
tường trình để các nhà chức trách Quảng Tây và Vân Nam thực hiện
những biện pháp đề phòng và Tổng lý Nha môn cũng đã can thiệp
với đại sứ Pháp tại Bắc Kinh, đòi quân Pháp rút quân khỏi Hà Nội.
Nhận được thư này ngày 27/12/1882, Tăng Quốc Thuyên viết
thư cho Tự Đức thông báo đã chuyển công hàm của nhà vua lên cho
Tổng lý Nha môn và vị ủy viên triều đình phụ trách các cảng miền
Bắc và tuyên bố với nhà vua rằng Trung Quốc không hững hờ
trước những sự kiện xảy ra tại Việt Nam.
Trong một bức thư ngày 16/1/1880 gửi ông tổng đốc Trung
Quốc, lần đầu tiên triều đình Huế gửi văn bản hòa ước và hiệp
định thương mại ký kết với nước Pháp năm 1874, Tự Đức nhắc lại
quá trình diễn biến những mối quan hệ Pháp - Việt, kể từ ngày
Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam kỳ cho đến ngày Hà Nội thất thủ,
rồi kêu gọi Trung Quốc giúp đỡ.
Ngay từ 3/6/1882, tổng đốc Vân Nam thông báo cho biết một
đạo quân Trung Quốc sắp vượt sang lãnh thổ Việt Nam với sự
đồng ý của chánh phủ Huế, để truy kích bọn quân Cờ đen. Tháng 8,
một đội quân tiên phong gồm 400 quân chính quy vượt biên giới tại
Lào Kay, xuôi mành theo dòng sông Hồng và đóng lại ở Tuyên
Quang. Sự xâm nhập cứ tiếp tục ngày càng đông, không những từ