Vân Nam tới mà cả Quảng Tây. Họ chiếm đóng cả tỉnh Lạng Sơn,
đóng ở Bắc Ninh và cả vùng ngoại ô Hà Nội.
Tự Đức đâu có ngờ rằng: với những đội quân “đồng minh”, vị
Hoàng đế “bá chủ” và “bảo hộ” mong đợi ấy chẳng qua cũng chỉ là
một tên buông câu nước đục! Nhà vua có biết đâu, sau ngày Hà Nội
thất thủ, Tăng Quốc Thuyên đã đề nghị Bắc Kinh “nên lợi dụng
tư cách láng giềng và sự yếu đuối của nước Việt Nam để chiếm
đóng nước này dưới danh nghĩa là giúp Việt Nam tiêu diệt nạn cướp.
Về sau, khi cơ hội cho phép, chúng ta sẽ chiếm lấy các tỉnh phía
Bắc sông Hồng…”
Vậy là Bắc Kinh cứ thế điều quân sang gọi là tiễu trừ bọn phỉ
người Tàu và giúp đỡ nước “chư hầu” của mình, họ đóng khắp mọi
nơi trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam; về sau những đợt tăng
cường quân được gửi đến không ngừng.
Được biết có quân Trung Quốc tại Bắc kỳ, ngày 27/7/1882,
LeMyre de Vilers viết thư cho Rivière:
“… Chúng ta, những người có sức mạnh và có quyền thế,
chúng ta sẽ không ứng xử theo những ấn tượng nhất thời.
Chương trình của chúng ta đã định. Không vì lý do gì mà đi lệch
ra ngoài. Chúng ta sẽ kiên nhẫn, chúng ta sẽ đợi chờ thời cơ
thuận lợi; nhưng ông hãy yên trí, chúng ta sẽ làm đúng những
điều chúng ta đã định. […] Chúng ta đang đứng trước vô số
những quyền lợi mà chúng ta phải nhún nhường, bằng không
sự nghiệp chúng ta sẽ bị tiêu tan…”
Nhưng chính là tình thế của Rivière đang trở nên nguy hiểm.
Ngày 22/8/1882, y ra lệnh cho các pháo thuyền của Pháp đậu ở tại
sông Lô, khi cần phải chống lại với tất cả mọi ý đồ của Trung
Quốc muốn vượt qua sông Hồng. Ngày 30/8, theo lệnh của Paris,