BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 363

“sửa chữa” lại hành vi bạo lực của mình, viên đại tá thấy bắt buộc
phải đành trả lại thành cho nhà chức trách Việt Nam.

Ông án sát yêu cầu hỏi ý kiến triều đình Huế. Khi các phái

viên ra đến Hà Nội, họ nối lại một cuộc thương thuyết.

Ngoài sự chiếm đóng chùa Hà Nội, Rivière đòi thêm bốn điều

kiện mới: Việt Nam phải thừa nhận nền bảo hộ của Pháp; nhượng
thành phố Hà Nội cho Pháp; thiết lập các trạm thuế quan tại Bắc
kỳ; quyền quản lý thuế quan thuộc về nước Pháp.

Khuôn khổ các cuộc đàm phán trước đã vượt quá nhiều. Các phái

viên triều đình tỏ ra cứng rắn và có ý khước từ không muốn tiếp
tục đàm phán.

Huế bác bỏ bốn điểm Rivière áp đặt và gọi phái viên số một của

mình về, phái viên thứ hai thì ở lại làm tổng đốc hai tỉnh Hà Nam
và Ninh Bình. Triều đình đã xác định về sự thiếu thiện ý của người
Pháp chỉ muốn xâm chiếm đất đai; triều đình không thừa nhận
rằng Hiệp ước 1874 tạo nên một “nền bảo hộ” và một cái cớ để dùng
bạo lực và sự thuyết phục để chiếm đóng đất nước Việt Nam và đặt
nó dưới quyền thống trị của Pháp. Ngoài ra, Huế biết rất rõ ở
Paris xảy ra những sự việc gì và ở Sài Gòn người ta đang mưu tính
những chuyện gì.

Từ ngày Hà Nội thất thủ trước cuộc tấn công của Rivière, Huế

đã nhiều lần thông qua Phó vương Quảng Đông, kêu gọi Bắc Kinh
can thiệp. Ngày 26/8/1882, Tăng Quốc Thuyên, chú của đại sứ
Trung Quốc tại Paris Tăng Kỉ Trạch và là tổng đốc Lưỡng Quảng,
nhận một “công hàm cầu cứu” đề ngày 29/7/1882 do Tự Đức gửi,
yêu cầu ông thông báo cho chánh phủ Trung Quốc biết về việc
quân Pháp đánh chiếm Hà Nội. Sau khi hỏi ý kiến của Tổng lý Nha
môn, ông tổng đốc Trung Quốc trả lời cho Huế rằng ông ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.