đông đảo đã ở lâu trong nước, những quyền lợi buôn bán
không kém thua bất cứ một nước nào, sự đi lại trên một con
sông là đường tiêu thụ các sản phẩm của miền Tây Nam Trung
Quốc; nếu, tôi xin nhắc lại, tất cả những danh nghĩa đó
đọng lại, không mang tới cho chánh phủ Hoàng đế tôi cái
quyền được quan tâm đến những chuyện xảy ra trên đất
Bắc kỳ thì tôi sẽ rất hân hạnh được biết, thưa Ngài Bộ
trưởng, cái gì mới mang lại được cái quyền tôi nói trên đây?”
Freycinet không trả lời bức công hàm ấy mà ông cho là “thiếu
lịch sự” đồng thời ông yêu cầu báo cho Tổng lý Nha môn biết và
lưu ý Tổng lý Nha môn, đừng ngạc nhiên nếu người ta không phúc
đáp công hàm của phái viên Trung Quốc tại Paris ngày nào ông ta
chưa thay đổi giọng điệu trong thư từ của ông ta.
Đầu tháng 8/1882, Tổng lý Nha môn báo cho đại sứ Pháp tại
Bắc Kinh, Bourée biết rằng, đứng trước những cuộc hành quân
của quân đội Pháp xảy ra bên kia biên giới, chánh phủ Trung Quốc
buộc lòng phải tăng cường những đồn biên phòng và cho quân họ
sang cả về phía Bắc kỳ. Tổng lý Nha môn còn nói thêm rằng
những biện pháp ấy chỉ để bảo vệ dân chúng Trung Quốc chống sự
xâm nhập của các đảng cướp.
Bourée nhận xét qua đó rằng thái độ của Tổng lý Nha môn là
hoàn hảo.
Ngày 26/12/1882, trong một bức thư gửi ông Bộ trưởng Hải quân,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp lưu ý rằng thái độ của Tổng lý Nha
môn ôn hòa hơn thái độ của đại sứ Trung Quốc tại Paris. Hình như
một vài thành viên của Tổng lý Nha môn, trong một cuộc nói chuyện
riêng với người phiên dịch của phái đoàn Pháp, có nói rằng trong
vấn đề Bắc kỳ, họ muốn trước hết là giữ thể diện và sẽ coi như