BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 360

Nam và thỉnh thoảng là ven bờ biển Việt Nam để thu lượm tin tức.
Bắc Kinh còn chuẩn y việc gửi viện trợ cho đạo quân của tướng
Hoàng Quế Lan và lệnh cho các nhà chức trách quân sự Trung
Quốc ủng hộ các lực lượng của Lưu Vĩnh Phước.

Tại Paris, tác động về việc Rivière đánh chiếm Hà Nội, ngày

6/5/1882 đại sứ Trung Quốc chuyển lời bằng văn bản và bằng
đối thoại trực tiếp đến ông Bộ trưởng Ngoại giao Pháp những chỉ
trích căn cứ trên quyền bá chủ của Trung Quốc đối với Việt Nam
và yêu cầu cấp thiết gọi trở về những đội quân Pháp ở Bắc kỳ,
“Như chánh phủ Pháp đã làm một cách thẳng thắn và chủ động
năm 1873, khi một sĩ quan trẻ và dũng cảm, do quá nhiệt tình mà
đánh chiếm, cũng thành trì này, trong thời bình và chẳng
hề ai
cho phép”

(6)

.

Bằng lời lẽ cứng rắn, ngày 31/5/1882, Freycinet trả lời cho Tăng

Kỉ Trạch rằng đã hiểu sai lời ông nói liên quan đến những chuyện
xảy ra tại Bắc kỳ. Hoạt động của chánh phủ Pháp chỉ nhằm mục
đích bảo đảm việc thi hành Hiệp ước 1874 và do đó chỉ liên quan tới
hai nước đã ký kết với nhau mà thôi. Vì vậy mà chánh phủ Pháp đã
không phải giải thích gì cho chánh phủ Trung Quốc cả. Thái độ Paris
đối với Bắc Kinh đã cứng rắn thêm biết bao!

Nếu công hàm của nhà ngoại giao Trung Quốc đã làm cho ông

trưởng đoàn ngoại giao Pháp khó chịu thì công hàm trả lời của nhà
ngoại giao Pháp cũng làm cho người đại diện của Trung Quốc bất
bình không kém. Ngày 14/6/1882, nhà ngoại giao Trung Quốc gửi
một bức công hàm cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, bác bỏ lý
thuyết của ông Bộ trưởng Pháp liên quan đến vấn đề Bắc kỳ. Để
kết thúc bức công hàm của mình, Tăng Kỉ Trạch viết:

“… Nếu như một quyền bá chủ hàng trăm năm trên đất Bắc
kỳ, một đường biên giới dài mấy ngàn dặm liền, một số dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.