BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 412

Pháp sẽ thương thuyết với vua Tự Đức, hoặc tự mình giải quyết
lấy”.
Dĩ nhiên những kêu nài của phía Trung Quốc không được cứu
xét một cách nghiêm túc.

Lúc này, Tricou, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp tại Tokyo,

người thay thế Bourée ở phái đoàn Pháp đến Bắc Kinh. Vài ngày
trước khi Tricou đến Thượng Hải, Rivière đã chết tại Hà Nội.

Trước những thông tin quan trọng về một cuộc viễn chinh vũ

trang khẩn cấp của Pháp tại Bắc kỳ, thêm vào đó là những lời lẽ
hiếu chiến của ông Bộ trưởng mới của Pháp, ngay khi Tricou đến
Trung Quốc, chánh phủ Trung Quốc hoang mang và nội các Bắc
Kinh thì đinh ninh rằng Pháp sẽ mở cuộc tấn công trực tiếp vào
lãnh thổ của mình, có thể là vào Thiên Tân. Vì Thiên Tân xem như là
cái cửa ngõ của Bắc Kinh cho nên nếu nguy cơ ấy trở thành hiện
thực thì tai hại vô cùng cho uy tín của Thiên triều. Vậy nỗi lo lắng
giờ đây của chánh phủ Trung Quốc không còn là vấn đề Bắc kỳ
nữa mà là vấn đề quốc phòng của chính mình.

Ngày 11/6/1883, Phó vương Lý Hồng Chương đệ trình chánh phủ

hai báo cáo mật giãi bày quan điểm của mình về khía cạnh ngoại
giao và quân sự của vấn đề Việt Nam, có liên quan đến Trung
Quốc.

Trong khi chánh phủ Trung Quốc chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ của

mình về mặt biển, đại sứ Trung Quốc tại Paris đến Bộ Ngoại giao
Pháp, ngày 21/6/1883, yêu cầu muốn biết rõ về ý nghĩa và tầm
quan trọng của lời tuyên bố của đại sứ Pháp tại Bắc Kinh rằng
nước Pháp sẽ coi như một “hành vi chiến tranh” (casus belli) bất cứ
một sự viện trợ nào dù công khai hay bí mật của Trung Quốc đối với
Việt Nam. Tăng Kỉ Trạch lưu ý Jules Ferry đang tiếp ông ta rằng
người ta có thể gặp những người Trung Quốc lẫn trong đám những
người Việt Nam. Vì Trug Quốc có nhiều khu vực thực dân địa tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.