Bắc kỳ cho nên có những người Trung Quốc từ mọi miền, luôn
luôn vượt qua biên giới Việt-Trung. Nếu họ gia nhập vào quân đội
Việt Nam, Pháp không thể đổ trách nhiệm cho Trung Quốc được.
Khi nói đến cái chết của Rivière, nhà ngoại giao Trung Quốc
tuyên bố: “Vì sao lại không xử lý cái chết của Rivière như một vụ
ám sát và đòi hỏi phải bồi thường hoặc bằng cách phạt tiền, hoặc
bằng hình phạt ‘lấy máu trả máu’?” Jules Ferry trả lời rằng: danh
dự quân sự của nước Pháp cấm không cho chánh phủ Pháp xử lý
vấn đề này như một vụ án. Vả lại rõ ràng ở đây, chánh phủ Việt
Nam phải trực tiếp chịu trách nhiệm bởi vì Tự Đức nuôi dưỡng quân
Cờ đen. Vậy vấn đề này chỉ có thể giải quyết bằng con đường
quân sự. Tăng Kỉ Trạch nhắc lại rằng nước của ông không thể
chống đối lại ý muốn của nước Pháp.
Tăng Kỉ Trạch phát biểu tiếp lý thuyết về vai trò các “nước
đệm”. Theo ông đại sứ Trung Quốc thì giữa hai nước lớn như Pháp
và Trung Quốc, mà có một nước đệm là điều rất nên mong
muốn. Nếu Pháp chiếm đóng cả Việt Nam thì “nước đệm” không
còn nữa. Theo ý Jules Ferry, sẽ cần thiết có một mảnh đất trung
lập giữa hai cường quốc, ví dụ nước Nga và nước Anh, là điều dễ
hiểu khi hai cường quốc đó đều là những kẻ đi chinh phục. Trường
hợp Pháp và Trung Quốc, ông ta nói, không phải như vậy; nước
Pháp không hề có ý định chinh phục Việt Nam mà chỉ muốn đưa lại
ổ
n định và mở cửa sông Hồng cho châu Âu ra vào buôn bán và như
vậy là có lợi cho cả Trung Quốc lẫn các nước phương Tây. Và ông thủ
tướng nội các nói tiếp:
“Nước Pháp rất biết rằng, một khi lưu vực sông Hồng đã
được quét sạch bọn thổ phỉ thì việc giao thương với Vân Nam
cũng không thể thiết lập được nếu không có sự thỏa thuận và
giúp đỡ của chánh phủ Trung Quốc. Đây là một mảnh đất để