được diễn ra trong một không khí thân mật. Nhà ngoại giao đã chủ
động đề xuất những điểm cơ sở cho cuộc dàn xếp:
“Chánh phủ Trung Quốc cam kết sẽ không ngăn trở bằng
bất cứ cách nào những hoạt động quân sự và dân sự của Pháp
tại Bắc kỳ và không động chạm gì đến tình hình đã đạt được
của Pháp tại An Nam, từ sau ngày ký kết Hiệp ước 1874.
“Chánh phủ Trung Quốc sẽ sẵn sàng, một khi trật tự đã được
tái lập, mở cửa các tỉnh Hoa Nam và đặc biệt là tỉnh Vân Nam
cho việc buôn bán, bằng con đường sông Kói.
“Ngoài ra, chánh phủ Pháp tuyên bố sẽ sẵn sàng có cơ hội là ký
kết với Thiên triều một thỏa thuận để giải quyết ổn thỏa
những quan hệ buôn bán và bảo đảm những quyền lợi của
kiều dân Trung Quốc tại Bắc kỳ. Chánh phủ Pháp sẽ có trách
nhiệm tôn trọng và buộc người ta tôn trọng đường biên giới và
về phía mình, chánh phủ Trung Quốc cũng sẽ cam kết làm
như vậy đối với biên giới Bắc kỳ.
“Chánh phủ Pháp sẽ đồng ý cả việc phối hợp với Trung Quốc
để xem xét có nên điều chỉnh một vài chổ về đường biên giới
nhằm bảo đảm an ninh một cách có hiệu quả hơn”
Cái giọng hòa hoãn hơi không bình thường đó của Jules Ferry,
trước mặt Tăng Kỉ Trạch, và những cuộc trò chuyện đặc biệt tâm tình
của Tricou với Lý Hồng Chương, cũng như bản dự án thu xếp của
Tricou, chẳng có một mục đích nào khác ngoài việc “chia để trị”.
Trong lúc Pháp đang sửa soạn chinh phục miền Bắc Việt Nam thì
sự có mặt của Trung Quốc có thể trở ngại cuộc hành quân và gây
những khó khăn cho Pháp. Làm cho Trung Quốc tạm thời lơ là các
vấn đề Việt Nam đi vẫn là mục đích duy nhất của nhà đương cục