BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 417

Từ sau cuộc chiến tranh Nha phiến (1839-1842). Anh quốc đã

giành được một vị trí quan trọng về mặt ngoại giao. Hơn nữa, Anh lại
là nước kình địch chính của Pháp trong cuộc chạy đua chiếm thuộc
địa, là một biểu hiện của một cuộc cạnh tranh kinh tế gay gắt. Vậy
cũng là điều dễ hiểu khi thấy Anh quốc tỏ ra lo lắng và ganh tỵ
khi vấn đề Bắc kỳ được đưa vào chương trình nghị sự.

“Anh quốc thu thập ghi chép mọi hành động, mọi ý định thoáng

qua trong chính sách thuộc địa của Pháp”. Tissot, đại sứ Pháp tại
Luân Đôn, đã viết như vậy trong bản báo cáo gửi ngày 15/4/1883
về Quai d’Orsay.

Báo chí Anh không lên án công khai các phương án của Pháp. Họ,

công khai nói và làm ra vẻ hoan nghênh một dự án như vậy, nó có thể
mở ra những nguồn tiêu thụ mới cho nền thương mại Anh quốc.
Báo chí Anh sợ rằng những do dự, những trì hoãn, những sự bất lực
là một nét đặc điểm của chính sách ngoại giao Pháp trong thời gian
gần đây sẽ tái diễn và chánh phủ Pháp, cuối cùng sẽ áp dụng những
biện pháp lưng chừng, dẫn đến hoàn toàn thất bại. Theo chiều
hướng đó, khuyên người Pháp đừng nên lao vào một việc làm có thể
vượt quá khả năng của mình hay ít nhất cũng vượt quá nghị lực kiên
trì của mình.

Các nhà chính trị Anh cũng cùng chung một ý kiến như vậy. Khi

nói chuyện với một nhà ngoại giao nước ngoài về công cuộc người
Pháp dự định tiến hành tại Bắc Việt Nam, một chính khách Anh đã
diễn đạt ý kiến của ông ta một cách lộ liễu hơn. Theo ông ta thì nước
Anh không thể nhìn bằng con mắt bình thản những hành động có
thể dẫn đến một sự xung đột giữa Pháp và Trung Quốc và một cuộc
chiến tranh nghiêm trọng cho mà kết quả điều kiện của họ, chỉ có
thể là thất bại cho Pháp mà thôi. Mà sự thất bại này sẽ không khỏi
mang lại một hậu quả các xứ Ấn độ thuộc địa Anh và trên biên giới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.