BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 418

Nga; lúc đó Pháp có thể ở trong tình thế phải chịu những trách
nhiệm nghiêm trọng đối với nội các Luân Đôn và Saint-Petersbourg.

Tuy vậy, đại sứ Đức tại Luân Đôn không chia sẻ niềm lo lắng đó.

Thực tế bá tước Munster đã có nhiều lần khẩn khoản đề nghị với
Lord Granville, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, rằng Anh quốc nên để
cho Pháp được rảnh tay tại Việt Nam “với cái lý do rất hay là chẳng
bao lâu nữa, người Pháp sẽ bị trói tay và trói tay lâu dài ở xứ
ấy”

(5)

. Ông ta dự đoán Pháp sẽ gặp nhiều rối ren và tất nhiên

những chuyện rối ren đó sẽ là một thứ bảo đảm an ninh cho Anh,
cũng như cho cả châu Âu.

Sau đó ít lâu, đại sứ Pháp tại Luân Đôn kể lại rằng những quyết

định của chánh phủ Pháp trong vấn đề Bắc kỳ và nhất là những
cuộc hành quân đầu tiên của hạm đội Pháp trên bờ biển Madagascar
đã làm nảy sinh một phản ứng mãnh liệt tại Luân Đôn. Trước con
mắt nhà ngoại giao Pháp đó “là một cảm xúc ganh tỵ mà bất cứ
một biểu hiện nào, dù nhỏ, của chính sách thực dân cũng như của
thế lực Hải quân Pháp, cũng đều làm cho nẩy sinh trong lòng của
cái ‘đất nước bên kia biển Manche’
[Anh quốc]. Cái cảm xúc ấy,
ông ta viết, còn kèm theo một nỗi thất vọng trông thấy

(6)

”.

Về sự kiện Bắc kỳ, nước Anh không thể viện dẫn những quyền

lợi mà Anh đã viện dẫn trong sự việc Madagascar. Anh đành chỉ báo
trước một cách rất nhân đạo cho Pháp biết rõ những khó khăn
đang chờ đợi họ. Anh cảnh cáo cho Pháp rõ rằng Đức đang đứng sau
lưng Trung Quốc và Thiên triều đã quyết định sẽ coi như một
“hành động chiến tranh” bất cứ một áp lực nào đối với Việt Nam
rằng Trung Quốc đang trở thành một cường quốc quân sự đáng
phải dè chừng và cường quốc quân sự ấy sắp dành cho nước Pháp
những bất ngờ không đẹp lòng tý nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.