Còn nước Đức thì hiện nay chẳng quan tâm bao nhiêu đến vấn
đề thuộc địa. Mặc dù sức ép của giới tư bản Đức, nhất là của các
công ty thương mại và hàng hải Hambourg và Brême, là lớp người
ngay từ trong cuộc chiến tranh Pháp - Đức đã lên tiếng đòi đi chinh
phục thuộc địa; mặc dù trong khoảng từ 1870 - 1880, cái nhà ngân
hàng đồ sộ “Discounter-Gesellschaft” đã tích cực ủng hộ những đòi
hỏi ngày càng riết ráo ấy, Bismarck vẫn luôn luôn tỏ ra rất dè dặt,
thậm chí rất lạnh lùng đối với vấn đề thuộc địa.
Theo vị thủ tướng Đức, “nếu nước Đức trẻ đi chinh phục thuộc địa
thì chẳng khác gì những nhà tiểu quý tộc Ba Lan có một chiếc áo
khoác da chồn mà một chiếc áo ngủ thì không có”
. Vị trí của Đức
ở
trung tâm châu Âu đã tạo ra cho nó hai mặt trận đáng sợ ở hai đầu,
không cho phép nó nhắm mắt làm gây ra một cuộc xung đột với
Pháp và Anh về vấn đề thuộc địa.
Vậy thì ít nhất là trong thời điểm này, Đức hãy nên đối xử hữu
hảo với cả Pháp lẫn Trung Quốc. Bismarck vừa duy trì quan hệ hữu
nghị với Trung Quốc vừa kín đáo khuyến khích Pháp chinh phục
Bắc kỳ. Trung Quốc không hiểu mánh khóe chính sách khôn khéo
của Bismarck và cứ tìm cách lôi kéo Đức về phía ủng hộ mình.
Tháng 7/1883, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại
Berlin, Lí Phượng Bào tâm sự với Bộ trưởng Ngoại giao Đức, bá tước
Hatzfeldt, rằng Trung Quốc chỉ tin tưởng ở Đức quốc, ông ta yêu
cầu ông Bộ trưởng Đức cho mình những lời khuyên bảo và sự giúp
đỡ trong vấn đề Bắc kỳ. Ông Bộ trưởng Ngoại giao Đức khuyên
nhà ngoại giao Trung Quốc chuyển về cho nội các Bắc Kinh lời
khuyên cụ thể: Nên dàn xếp với Pháp.
Với đại sứ Pháp tại Berlin, De Courcel, Hatzfeldt tuyên bố rằng
theo những tin tức mới nhận được gần đây từ Trung Quốc sang thì
ông ta có thể căn cứ để nghĩ rằng chánh phủ Trung Quốc chắc