BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 420

chắn là nhờ ảnh hưởng những lời khuyên của ông ta sẽ thôi không
bảo vệ những ý đồ (bá chủ) của mình đối với Việt Nam và quyết
định sẽ thi hành một đường lối chính trị hòa hiếu với Pháp.

Trong lúc Trung Quốc cố tìm cách tranh thủ sự viện trợ của Đức

để chống lại Pháp trong các vấn đề Việt Nam thì Paris cũng tìm
cách liên kết với Tokyo để chống lại Bắc Kinh. Chính đại sứ Pháp
tại Bắc Kinh, Tricou, đã gợi lên ý nghĩ này.

“… Chúng ta chỉ cần nói một tiếng là chúng ta có thể chắc
chắn sẽ nhận được sự giúp đỡ của chánh phủ Nhật Bản.
Tôi
biết Trung Quốc đang sợ khả năng này có thể xảy ra”. Tricou
điện về Paris ngày 19/6/1883

(8)

.

Quả thực từ mấy năm nay, Nhật Bản đã từng tìm cách chiếm

lấy Triều Tiên, chư hầu của Trung Quốc. Một cuộc xô xát đổ máu
đã xảy ra giữa quân đồn trú Trung Quốc với đội bảo vệ phái đoàn
ngoại giao Nhật Bản tại Séoul (Hán thành). Vậy thì Trung Quốc sẽ vô
cùng khó chịu nếu thấy Nhật Bản liên kết với Pháp trong vấn đề
Triều Tiên và Việt Nam.

Đáp ứng những điều gợi ý của đại diện mình tại Bắc Kinh, ông

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp bèn yêu cầu đại diện lâm thời Pháp tại
Tokyo thăm dò thái độ của chánh phủ Nhật Bản. Nhật Bản thích giữ
thái độ trung lập, chánh phủ Nhật không muốn gây chiến với Tàu
(điều đó dễ thấy năm sau đó, 1884, qua cuộc xung đột tại Séoul còn
nghiêm trọng hơn cuộc xung đột năm 1882 nữa).

Trong khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pháp về vấn đề

Việt Nam đang rất căng thẳng và có nguy cơ dẫn đến một sự xung
đột chỉ một mình nước Hoa Kỳ là có thái độ hòa giải. Sự cảm tình đối
với Trung Quốc đó phát sinh từ truyền thống chống thực dân của
dư luận công chúng Mỹ. Hoa Kỳ là nước duy nhất không có những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.