BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 416

Pháp, dù có phải tiến hành trở lại cuộc đàm phán với Trung Quốc
sau khi đã đánh chiếm bắc kỳ.

Lý Hồng Chương coi bản dự thảo ước này như một văn bản “cầu

xin ý kiến” của chánh phủ vì ông ta nhấn mạnh yêu cầu nước Pháp
tuyên bố rằng: trước mắt Pháp không có ý định chinh phục Việt
Nam, Tricou chấp nhận rằng khi nào bản thỏa ước được ký kết sẽ
trao ông ta một công hàm theo hướng đó, đổi lấy những lời cam kết
của Trung Quốc.

Công việc bố phòng mà chánh phủ đang tiến hành tại Thiên Tân

đòi hỏi sự có mặt của vị Phó vương, ông ta quyết định trở về. Ông
rời Thượng Hải ngày 5/7. Trước lúc lên đường, ông báo cho nhà ngoại
giao Pháp biết rằng không thể nào giải quyết vấn đề Bắc kỳ
một cách nhanh chóng được và nếu Tricou đi Thiên Tân thì hai bên
có thể tiếp tục điều đình tại đây.

Tricou rất bất bình về việc Lý Hồng Chương ra đi, coi như là

sự cắt đứt đàm phán. Viên đại sứ Pháp lên án Tổng lý Nha môn, Lý
Hồng Chương và Tăng Kỉ Trạch đã đồng ý nhau để gạt chánh phủ
Pháp:“Khi chúng tôi muốn nói chuyện với Lý đưa chúng tôi qua
Tăng, Tăng lại đưa chúng tôi qua lại với Lý và Tổng lý Nha môn thì
đưa chúng tôi qua cả hai người”

(4)

.

Tricou cho rằng cần phải chấm dứt cái chính trị “trốn tránh”

ấy đi: ông ta khuyên chánh phủ mình nên nắm trở lại quyền tự do
hành động đối với Bắc Kinh và khẳng định một cách dứt khoát
những cái quyền của mình mà không để cho ai phản đối lâu hơn
nữa.

Về phía họ, các cường quốc châu Âu cũng không đứng bàng

quan đứng trước những sự kiện Bắc kỳ và những cuộc vận động của
Trung Quốc liên quan đến các vấn đề Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.