thương thuyết và hiểu biết lẫn nhau một cách thực tiễn và
phong phú.”
Sau đó, nhà ngoại giao Trung Quốc hỏi người đối thoại với
mình: nước Pháp quan niệm như thế nào chế độ bảo hộ mà nó đang
muốn thiết lập đối với Việt Nam và chế độ bảo hộ ấy khác với
chủ quyền như thế nào? Jules Ferry giải thích rằng chế độ bảo hộ
không phải là chủ quyền. Chủ quyền là thi hành quyền bính. Còn
chế độ bảo hộ là áp dụng cho một mục đích nhất định trong những
điều kiện giới hạn và vẫn để tồn tại quyền tự trị của nhà nước được
bảo hộ trong những công việc hàng ngày.
Tăng Kỉ Trạch lưu ý Jules Ferry rằng: tất cả vấn đề này đã
từng gây bao nhiêu dư luận và tai tiếng rồi cho nên cần thiết phải
củng cố và khẳng định chắc chắn những ý kiến vừa trao đổi. Ông
cho rằng quan điểm của Jules Ferry là một bước đầu của sự thỏa
thuận.
Tại Bắc Kinh, Lý Hồng Chương và Tricou cũng có trao đổi ý
kiến về vấn đề Việt Nam. Sau hai cuộc gặp gỡ, những ngày 29 và
30, tháng Sáu 1885, giữa Phó vương Trung Quốc và đại sứ Pháp về
vấn đề chế độ bá quyền Trung Quốc và chế độ bảo hộ của
Pháp, hai bên đã thỏa thuận với nhau:
“Trung Quốc sẽ không công khai khẳng định rằng An Nam là
nước chư hầu của Trung Quốc, cũng như Pháp sẽ công khai
khẳng định quyền bảo hộ của mình với nước An Nam
”.
Vì Lý Hồng Chương đặc biệt nhấn mạnh về việc nước Pháp
không muốn chinh phục Việt Nam, nên Tricou hứa sẽ làm sáng tỏ rõ
rệt và cụ thể hóa vấn đề trong văn bản một công hàm. Buổi tọa đàm