của mình đã điểm; dưới con mắt của những người Việt Nam yêu
nước, thì cuộc phản bội của ông ta xảy ra một cách hấp tấp vội vàng
và trong những điều kiện như vậy càng thêm bỉ ổi, nhuốc nhơ.
Chẳng bao lâu sau, ông ta bị quân Pháp lợi dụng.
Ngày 7/7/1885 tại Huế, mọi sự đều yên tĩnh; nhưng quyền lực
của De Courcy không thể vượt ra khỏi phạm vi của nó. Vị tướng Pháp
tỏ ra rất lúng túng, bởi vì mọi sự ở Việt Nam đều đã thay đổi, sau
cuộc bỏ chạy của ông vua trẻ Hàm Nghi. Ở Huế không còn có chánh
phủ, không còn có công việc hành chánh gì nữa cả; chẳng ai có thể
đứng ra đảm bảo cho việc thi hành các hiệp ước đã ký với nước Pháp
cả. Và trong một nước như Việt Nam, mà công việc hành chánh được
tổ chức rất tập trung, cần phải tránh bằng mọi giá tình trạng hỗn
độn vô chánh phủ là một hậu quả tất nhiên phải xảy ra tại các tỉnh,
sau khi vua Hàm Nghi chạy trốn và thất thủ kinh thành.
Đúng vào lúc này, Champeaux biết tin Tường đầu hàng và cuộc
đầu hàng của Tường sẽ kéo theo sự đầu hàng của vua Hàm Nghi,
Champeaux tin tưởng như vậy. Viên đại diện lâm thời bèn khuyên
tướng De Courcy chấp nhận sự đầu hàng viên quan phụ chánh cũ
mà ông ta coi như người duy nhất còn có uy tín cần thiết để lãnh
đạo công việc quốc gia theo ý muốn của nước Pháp, trong hoàn
cảnh một cuộc khủng hoảng quyết liệt gay go như thế này. Hơn nữa,
chữ ký “quan phụ chánh” của ông ta hợp thức hóa mọi giấy tờ văn
bản hành chánh.
Nguyễn Văn Tường theo Giám mục Caspar tới sứ quán, được
Courcy tiếp kiến. Courcy ra hạn cho ông ta trong hai tháng phải
mang lại bình yên cho đất nước. Nhưng vì không tin tưởng lắm,
Coucry cho quản thúc ông ta tại lầu “Thương Bạc”, dưới sự kiểm soát
của các sĩ quan và một đội lính gác. Từ đó, mọi người Việt Nam đều
nhận định rất đúng, rằng tên phản quốc ấy chỉ là một tù nhân