Trong thực tiễn thì quan “Kinh lược” đặt dưới quyền trực tiếp
của viên thống sứ Pháp – là một cách làm trái với Hiệp ước bảo hộ;
chính quyền Việt Nam ở phía Bắc mà người ta vẫn xưng danh “bảo
hộ”, bị xóa bỏ một cách đơn giản nhẹ nhàng bằng cách đó.
Sự khác nhau về chế độ giữa miền Bắc với miền Trung, được
dự kiến trong Hiệp ước ngày 6/6/1884 như vậy là đã bị thay đổi khác
đi. Một thỏa ước được dự thảo ra sau cuộc họp ngày 30/7/1885 đó và
gửi sang Paris để chuẩn y được kèm theo như là phụ lục của Hiệp ước
bảo hộ. Nó ghi rằng “tất cả các tỉnh của vương quốc An Nam (tức
Trung kỳ chính thức và Bắc kỳ) sẽ cùng phụ thuộc vào một chế độ
bảo hộ ấy”.
Cả miền Trung nước Việt Nam cũng sẽ đặt dưới quyền của các
nhà cai trị Pháp như ở miền Bắc, kể từ đó.
Vậy là chút quyền hành nhỏ này mà Hiệp ước 1884 để lại cho
chánh phủ Việt Nam, trên phần nhỏ lãnh thổ quốc gia này, đã bị
xóa luôn. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Hữu Độ
đã dâng cả đất
nước, một cách cố tâm vào con đường nô lệ hoàn toàn, và giúp cho
Pháp hoàn tất việc đô hộ nước Việt Nam.
Việc kiểm soát thu và chi mọi khoản thuế khóa và lợi tức công
cộng của đất nước thuộc về tay người Pháp; ngân sách chi tiêu sẽ do
chánh phủ bảo hộ quy định, viên khâm sứ toàn quyền có thể triệu
tập Viện Cơ mật trong bất cứ trường hợp nào và trong trường hợp
triệu tập này, chính viên khâm sứ sẽ chủ tọa phiên họp của Viện Cơ
mật; đó cũng chính là nghị quyết của Hội đồng chánh phủ giả hiệu
đầu tiên của Việt Nam.
Sự thiết lập chánh phủ này không đủ để làm yên lòng cả nước.
Đi theo con đường chiến tranh du kích, Hàm Nghi đã thể hiện
đúng tinh thần và ý chí của dân tộc Việt Nam quyết chiến đấu