của quân Pháp, và tất cả mọi mệnh lệnh ký tên của ông ta đều do
quân Pháp áp đặt tất.
Quả thực ngay từ ngày 6/7/1885, Tường ký một chỉ dụ kêu gọi
những ai ủng hộ nhà vua chạy trốn hãy trở về đầu hàng Pháp
trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày 9/7; một chỉ dụ khác giải tán quân
đội chính quy chỉ để lại các binh đội lính canh của các phủ huyện, tức
các “lính lệ” mà thôi. Mỗi trấn thủ các tỉnh đều được thông báo về
việc này. Tường cũng đồng thời lo chuyện mời bà Thái hậu và các
hoàng hậu trở về lăng Tự Đức. Ông biên thư cho vua Hàm Nghi yêu
cầu nhà vua hồi kinh và mời các Hoàng thân tới trình diện tại sứ
quán để bàn bạc với đại diện lâm thời Pháp.
Ngày 30/7/885, trong một cuộc họp tại sứ quán Pháp mà tham dự
là có đại diện lâm thời Champeaux và Vụ trưởng Vụ Dân sự chính trị
Silvestre, đại diện tướng De Courcy, Nguyễn Văn Tường và Nguyễn
Hữu Độ, cùng ba quan chức cấp cao khác, được các đại diện Pháp
trao trách nhiệm lập lại chánh phủ. Thực ra đã được tướng De Courcy
chỉ định sẵn rồi.
Hội nghị chấp nhận thay vào ban phụ chánh trước đây, gồm ba
người, nay chỉ có một phụ chánh duy nhất lãnh đạo chánh phủ nhân
danh nhà vua. Hoàng thân Thọ Xuân, chú của vua Tự Đức, người cao
tuổi nhất trong cả hoàng gia, 76 tuổi, được toàn thể Hội nghị bầu
lên và ông ta đã nhận. Nguyễn Văn Tường được chỉ định đứng đầu
Viện Cơ mật, với hai ông Nguyễn Hữu Độ và Phan Đình Bính làm phụ
tá. Cái “Hội đồng bí mật” (Viện Cơ mật) này đã trở thành Hội đồng
chánh phủ thực sự duy nhất nắm “độc quyền” giải quyết mọi
vấn đề nghiêm trọng. Nguyễn Hữu Độ cùng một lúc, vừa giữ chức
Phó Viện trưởng Viện Cơ mật vừa được phong“Võ Hiển” nhưng được
phái ra Bắc Kỳ với tư cách “Đại Ngự Sử”. Với tư cách này, Độ sẽ thực
hiện mọi chức năng của một vị “Kinh lược” (Phó vương) và khoác luôn
chức danh ấy.