Do dấn bước vào con đường thực dân, đạo Gia-tô đã tự nó làm
mất đi uy tín của nó, mất đi sức mạnh tỏa sáng và ảnh hưởng tinh
thần của nó.Vốn rất giàu và có thế lực, Hội truyền giáo Gia-tô
đã sử dụng tài sản và những chỗ dựa chính quyền có sẵn ở tầm tay
của họ để duy trì đức tin của các họ đạo bản xứ và chinh phục linh
hồn.
Còn cái tình thế của các họ đạo trong lòng xã hội Việt Nam thì
chẳng có gì nên mơ ước. Kết thành một khối riêng biệt người Công
giáo, trong thời gian quân Pháp đánh chiếm Việt Nam, thực tình đã
cấu kết với quân xâm lược; họ không ngần ngại theo lời kêu gọi
của các giáo sĩ, cầm vũ khí đứng lên chống lại Tổ quốc.
Những người Gia-tô giáo chân thành, như Francois Mauriac, là
những người đầu tiên chịu lỗi và có lẽ cả biện bạch nữa trước thái độ
thù địch đối với nhà thờ La Mã của hầu hết các thuộc địa cũ:
“…Cần thiết phải dám thừa nhận – nhà Viện sĩ hàn lâm ấy
[F.Mauriac] tuyên bố - rằng hiện tượng chinh phục thuộc địa
ở
châu Phi hoặc những nơi khác, đồng thời cũng là một hiện
tượng phi Cơ đốc hóa, do lỗi của những nước gọi là Công giáo
đã lợi dụng đạo Kitô và việc rao giảng Phúc âm phục vụ cho
công cuộc thống trị và bóc lột. […]
Có lẽ phải lâu lắm, có thể là hàng thế kỷ nữa, tại các dân tộc
ấy, Kitô giáo không bị lẫn lộn với người đi áp bức.
Mong sao tinh thần Vatican II từ đây sẽ chiến thắng và sự
‘phi thực dân hóa tôn giáo’ sẽ tiếp nối theo sự phi thực dân
hóa chính trị.”
Lúc đó nước Việt Nam, trong nền độc lập hoàn toàn được khôi
phục trở lại, sẽ lo thực hiện một cách phấn khởi lý tưởng mà hai