BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 562

đất nước; các Hội truyền giáo thì một hai muốn triệt tiêu các
tầng lớp quan lại và sĩ phu đi, vì ảnh hưởng của họ tác động
đến quần chúng thấp kém, nhưng lại là đối tượng được ưu
ái của các giáo sĩ trong khi chờ đợi một ngày cả nước sẽ trở lại
đạo Gia-tô, khi người ta đặt được lên ngôi một ông vua tận tụy
với đức tin.

Một cuộc xung đột kể ra khá thanh thản. Các bên đối thủ không
đấu tranh với nhau công khai; lợi ích về sự có mặt thuộc địa
vượt lên trên tất cả. Chế độ [bảo hộ]
chỉ đặt ra cho các hội
truyền giáo một số giới hạn rất hợp lý hợp tình; đạo luật về
sự tách biệt nhà nước với nhà thờ sẽ không công bố ở Đông
Dương. Các Hội truyền giáo sẽ tận dụng được một cách tối đa
sự che chở của nhà nước đã cho họ trên thực tế. Không những
trên phương diện của cải vật chất – số của cải này ngay từ
1920 sẽ hết sức quan trọng – mà còn trên phương diện thật sự
tôn giáo nữa. Theo Giám mục Guébriand: ‘Cho đến 1860, số
giáo sĩ ở Đông Dương chưa bao giờ đạt đến tới 50.’ Từ 1900 về
sau, con số đó thường xuyên là 380 - 400. Sự phát triển của
giới tu sĩ bản xứ lại càng đáng ngạc nhiên hơn nữa: năm 1862
có 55 linh mục Việt Nam; năm 1892 là 101; năm 1930 là 1.102.

Tóm lại là sự hợp tác giữa các Hội truyền giáo Gia-tô tại Đông
Dương với chế độ thuộc địa chưa bao giờ là một sự hợp tác thực
tình tin cậy lẫn nhau, trừ thời gian trước 1900.
Nhưng sự hợp
tác đó đã có lợi cho các hội truyền giáo trên cả hai phương
diện vật chất và tôn giáo

(21)

”.

Trái với đạo Tin Lành

(22a)(22b)

, việc rao giảng Phúc Âm của các

giáo sĩ được dư luận cảm thấy như một ý muốn đế quốc chủ nghĩa
của nhà thờ Gia-tô.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.