tức khắc để chia rẽ dân tộc Việt Nam xuất hiện với việc bắt
buộc dùng chữ ‘Quốc ngữ’ làm chữ viết chính thức của Việt
Nam. ‘Chữ Quốc ngữ’ là một lối dùng chữ cái Latin để phiên
âm tiếng Việt. Nó được phát minh ra do một linh mục dòng
tên, Alexandre de Rhodes, không phải vì mục đích để dạy cho
người Việt Nam và người Trung Quốc, mà để giúp cho các giáo
sĩ làm quen một cách nhanh chóng hơn các thứ ngôn ngữ Trung
Quốc mà phải học tập nghiên cứu lâu dài mới có thể ghi lại
bằng những chữ tượng hình.
Các Hội truyền giáo đã khéo léo lôi cuốn được các vị Đô đốc
ủ
ng hộ chữ Quốc ngữ ngay từ những ngày đầu của cuộc chinh
phục: những tờ công báo đầu tiên xuất bản tiếng Việt ở Nam
kỳ đều được viết bằng chữ Quốc ngữ, chứ không phải bằng
tiếng Hán. Trong ba mươi năm, một khi chế thuộc địa đã có
nền móng vững chắc rồi thì các tầng lớp quan lại và sĩ phu,
dù chỉ là để sống còn, đã bắt đầu học chữ ‘Quốc ngữ’ trong
khi tại các trường làng (nền giáo dục tiểu học truyền thống
hầu như đã phổ biến hoàn toàn ở Việt Nam năm 1880), người
ta bỏ mặc việc học tiếng Nôm bằng chữ tượng hình của nó.
Các trường này, người ta không nghĩ đến thay thế bằng
những trường dạy ‘Quốc ngữ’.
Tuy nhiên mục đích của các Hội truyền giáo, khi đã được các
ông Đô đốc áp đặt việc học chữ Quốc ngữ không phải là để cho
các giai cấp lãnh đạo sử dụng nó. Mục tiêu của họ là ở chỗ
khác: trước hết là để đảm bảo cho người Công giáo có những
chức vụ nhà nước, nhưng cũng là để ‘cách ly’ người Công giáo
khỏi người không Công giáo, nhất là khỏi các sĩ phu ‘nguy
hiểm’ ấy. ‘Cách ly’, chính là lời của Giám mục Puginier đã
dùng.