BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 561

Để tồn tại, các tầng lớp sĩ phu rồi quan lại sẽ đến với chữ
‘Quốc ngữ’. Hậu quả của việc ‘thoái vị’ này rất to lớn và chưa
được tìm hiểu kỹ càng. Với sự thiết lập chính thức chữ ‘Quốc
ngữ’
thì cái công cụ truyền thống của nền văn hóa dân tộc
Việt Nam, tức chữ Hán lập tức bị tiêu tan. Người ta dùng
phương pháp nhân tạo để cắt đặt đất nước Việt Nam khỏi
nền văn minh Trung Quốc mà nền văn hóa Việt Nam phần
lớn đã bắt nguồn từ đó. Hơn nữa so với lối viết tượng hình
thì cách thức diễn đạt của chữ ‘Quốc ngữ’ có xu hướng cách ly
Việt Nam với cả khối cộng đồng văn hóa và chính trị phức
hợp của châu Á, do Trung Quốc, Triều Tiên và Nhựt Bổn tạo
thành. […]

Nhưng có lẽ nào tiếng nói cứ luôn luôn phải là cái điều vừa
xấu nhất vừa là tốt nhất trên đời? Nếu chữ ‘Quốc ngữ’ và
sự triệt tiêu của chữ Hán ngày nay vẫn đặt ra những vấn đề
lớn cho các nhà lãnh đạo Việt Nam, thì cái bảng chữ cái ‘Latin’
hóa đã góp phần rất đắc lực trong công cuộc đấu tranh
chống nạn mù chữ tiến hành: chỉ cần học sáu tháng là đọc
được chữ ‘Quốc ngữ’ và chính nhờ bảng chữ cái ‘Latin’ mà Hồ
Chí Minh đã có thể chỉ trong năm năm thanh toán được nạn mù
chữ trong 95% dân số Việt Nam. Người Việt Nam cũng có vặn
lại rằng nếu như chữ ‘Quốc ngữ’ không bị người Pháp áp đặt
cho họ, nếu các trường làng truyền thống không bị phá đi thì
có lẽ không có vấn đề mù chữ phải thanh toán năm 1945.

“Tương tự, sự nhập khẩu qua Việt Nam mối xung đột của Cộng
hòa Pháp với các tổ chức Gia-tô giáo ở chính quốc,
hòa nhập là
một với mối xung đột rất khu biệt của các Hội truyền giáo
với các nhà chức
trách thuộc địa: các nhà chức trách thuộc địa
thì chủ trương liên kết các nhà lãnh đạo Việt Nam, khi cần thì
bằng cách vừa đồi trụy hóa, vừa chém đầu họ để khai thác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.