BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 558

Giám mục Guébriant, bề trên tổng quản của các ‘Hội truyền
giáo nước ngoài’, năm 1931 có tuyên bố rằng: ‘tác dụng tinh
thần do cuộc chinh phục của Pháp đã tạo nên, cách đây 50
năm, đối với nhân dân Đông Dương thật là vĩ đại…
Vì những
người Pháp đã trở thành những ông chủ của đất nước ấy,
người ta quả quyết vậy, đều có cùng một tôn giáo với các giáo
sĩ. Vậy thì cái chìa khóa của tương lai đó dường như là nằm
trong tay các giáo sĩ’.

Nhưng vị Giám mục nói thêm ‘có hội kín franc-maconnerie dưới
dạng của viên Toàn quyền De Lanessan’.

Chính De Lanessan có kể trong cuốn sách ‘Các hội truyền
giáo và chế độ bảo hộ của họ’, ông ta đã làm như thế vào năm
1891 để chấm dứt một âm mưu của các hội truyền giáo nhằm
đưa lên ngôi vua một đứa cháu lạc loài của dòng họ đang trị vì,
một Hoàng thân bị phế truất đã theo đạo Gia-tô. Cái mưu
toan đặt lên ngôi một ‘Constantin’, một ‘Clovis’ của thế kỷ XX
ấy, chúng ta sẽ còn gặp lại nhiều lần trong quá trình hoạt
động của hội truyền giáo và nhà thờ Vatican tại Việt Nam.

Chúng ta gặp lại nó năm 1932 khi người ta tìm cho Bảo Đại một
người vợ Công giáo (Nam Phương Hoàng hậu) và biến con cái
của nhà vua, trong đó có ‘Thái tử Đông cung’ (Bảo Long) thành
những đầy tớ trung thành của đức tin La Mã.

Các Toàn quyền kế tiếp nhau ở cuối thế kỷ XIX và đầu
thế kỷ XX đã chỉ trích các hội truyền giáo coi trọng lợi ích của
nhà thờ La Mã mà coi nhẹ lợi ích của nước Pháp ở thuộc địa. Họ
chỉ trích chủ yếu các hội đồng ấy đã chống đối một cách có
hệ thống chính sách hợp tác mà các ông De Lanessan, Paul
Bert, Lyautey, Doumer theo đuổi, gọi là ‘chính sách chòm râu
dê’ (la politique detie ‘des barbichettes’): Nội dung của nó là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.