Điều 3: Các quan chức An Nam từ biên giới xứ Nam kỳ cho đến
biên giới tỉnh Ninh Bình tiếp tục nắm quyền cai trị các tỉnh nằm
giữa hai đường giới hạn đó, trừ các vấn đề hải quan, công chánh và
nói chung những công sở đòi hỏi phải có sự chỉ đạo thống nhất hoặc
phải sử dụng các kỹ sư hoặc nhân viên người Âu châu.
Điều 4: Trong những giới hạn đã chỉ rõ trên đây, chánh phủ An
Nam sẽ tuyên bố mở cửa cho việc buôn bán của mọi nước, ngoài cảng
Quy Nhơn ra, là các cảng Đà Nẵng và Xuân Đài.
Những cảng khác có thể được mở cửa thêm trong tương lai, sau khi
đã có một sự thỏa thuận trước giữa hai bên. Chánh phủ Pháp sẽ đặt tại
đó những nhân viên dưới quyền của viên công sứ Pháp tại Huế.
Điều 5: Một công sứ toàn quyền (khác với viên công sứ Huế),
đại diện cho chánh phủ Pháp, sẽ chủ trì những quan hệ ngoại giao của
nước An Nam và phụ trách điều hành công việc thường ngày của bộ
máy bảo hộ mà không nhúng tay vào công việc hành chánh địa
phương của các tỉnh nằm trong những giới hạn quy định trong điều
3. Viên công sứ toàn quyền sẽ ở trong nội thành Huế với một đội
quân tùy tùng. Viên công sứ toàn quyền sẽ có quyền lợi kiến cá
nhân và không chính thức với Đức vua An Nam (sau này gọi là Khâm
sứ Trung kỳ).
Điều 6: Tại Bắc kỳ, những công sứ hoặc phó sứ sẽ được chánh
phủ Cộng hòa đặt tại những tỉnh lỵ nào mà xét thấy sự có mặt của họ
sẽ bổ ích. Họ sẽ được đặt dưới quyền của viên công sứ toàn quyền.
Họ sẽ đóng trong một thành và trong mọi trường hợp, ngay trong
phạm vi dành cho các quan; nếu cần, họ sẽ được cấp một đội quân
tùy tùng Pháp hoặc An Nam.
Điều 7: Các công sứ sẽ tránh không tham dự vào các công việc
hành chánh nội bộ các tỉnh. Các quan chức An Nam mọi ngạch sẽ