“cành cây” chính một phía là mối quan hệ giữa Pháp với các nước
Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc; giữa chính phủ Pháp với chính
quyền của Pháp ở Việt Nam, giữa chính phủ Pháp với các giáo sĩ,
giữa những người Pháp trực tiếp “quản lý” Việt Nam với các giáo sĩ
và giáo dân ở đây… Phía khác là quan hệ giữa vua và những đại thần
trong triều đình nhà Nguyễn, giữa các đại thần với nhau, giữa
triều đình với nhân dân ba miền Nam - Trung - Bắc… Từ đó biểu
hiện thành những “nhánh phụ” là nguyên nhân xa gần của những sự
biến trong nội bộ triều chính, hành xử và của những nhân vật lịch
sử nhà Nguyễn dẫn đến việc mất nước, vai trò của nhân dân, rồi
vai trò, tính cách và hành xử của những quan lại người Pháp trong bộ
máy cai trị… Tất cả hiện lên khá rõ ràng với trách nhiệm của từng
người cụ thể trong từng sự kiện, và cái kết cho số phận của họ như
một tất yếu của nhân vật lịch sử nhưng ta cũng hiểu được từ góc độ
một “con người” của xã hội đó. Tập hợp số phận bi kịch của những
nhận vật lịch sử Việt Nam chính là bi kịch của đất nước Việt Nam
cuối thế kỷ XIX.
Nhưng cuốn sách cũng phản ánh một phần “gốc rễ” của tình
hình xã hội Việt Nam thế kỷ XIX: Ít nhất là từ thời kỳ Đàng Trong
và Đàng Ngoài (thế kỷ XVII) đã để lại nhiều “di chứng” trong tâm
thức lịch sử - văn hóa Việt Nam, bên cạnh việc mở rộng đất đai về
phương Nam và quá trình hình thành chính quyền các Chúa Nguyễn
rồi thiết lập Triều Nguyễn..
Một số vấn đề như:
Trách nhiệm của vua Tự Đức và những đại thần trong Hiệp ước
Sài Gòn 1862.
Vai trò của những giáo sĩ Pháp không phải là “nạn nhân” của
triều đình Nguyễn mà họ là một trong những tác nhân quan
trọng trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam.