ông hứa với Palanca rằng, một khi hoàn thành xong chiến dịch
xung quanh Sài Gòn, ông sẵn sàng đặt dưới quyền của Tổng chỉ huy
Tây Ban Nha những chiến thuyền và những số quân cần thiết
cho một cuộc viễn chinh ra Bắc kỳ, chỉ cần có một điều kiện là đạo
quân của Tây Ban Nha phải được tăng cường đúng mức.
Palanca không để mất thì giờ, vội vàng báo với chánh phủ Tây
Ban Nha và Tổng tư lệnh Philippines và xin một số quân tăng cường
rất khiêm tốn: bốn đại đội, một đội pháo chiến dịch, một trung
đội kỵ binh và một tàu thủy lòng tàu cạn.
Mọi việc đều có vẻ hứa hẹn thỏa mãn được tham vọng nhiều
lần nhắc đi nhắc lại của chánh phủ Madrid.
Ngay cả ở Bắc kỳ, tình hình loạn lạc đã lây lan khắp nơi từ
nhiều năm nay: một cuộc nổi loạn đã xảy ra dưới sự lãnh đạo của một
tên công giáo phiêu lưu, Tạ Văn Phụng, được các giáo sĩ Tây Ban Nha
ủ
ng hộ, mà đồng thời nó vẫn giữ liên lạc với các nhà chức trách Pháp.
Nó chuẩn bị mặt bằng cho sự chiếm đóng của Tây Ban Nha.
Giá Madrid không khước từ cái viện trợ cỏn con ấy cho Palanca
thì việc chiếm đóng Bắc kỳ đã được tiến hành ngon lành như một
cuộc ngoạn du quân sự. Nhưng sau hai tháng đợi chờ, viên Tổng tư
lệnh Philippines trả lời Palanca rằng ông ta “đã đệ trình lên Nữ
hoàng vấn đề ấy, vì ông không có thẩm quyền giải quyết”
Và Quốc vụ khanh chỉ thị cho Palanca hãy tham khảo một bức công
hàm trước đó, ra lệnh cho Palanca “thảo luận nhất trí với ông toàn
quyền tổng tư lệnh Philippines về mọi vấn đề liên quan đến
cuộc viễn chinh”.
Trong lúc ấy, cùng đi với Đô đốc Charner, một sĩ quan tham
mưu của ông ta, là trung úy hải quân Francis Garnier trở về Pháp;
Francis Garnier đã tham gia trận đánh Chí Hòa, và sau đó vài năm sẽ