BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 93

coi như kẻ chịu trách nhiệm về tất cả mọi sự việc đã được quyết
định

(30)

.

Palanca phản ứng lại. Một nguyên nhân bất bình mới vừa được

phát hiện: “Cái tên ‘Nam kỳ thuộc Pháp’, áp dụng cho lãnh thổ bị
chiếm đóng, trên đó có mặt quân lính Tây Ban Nha”.
Điều này đặt
quân đội Tây Ban Nha vào một tình thế hết sức sai lầm và nhục
nhã, vì có vẻ như họ chiến đấu cho lợi ích của một nước ngoài, ngay
trên lãnh thổ của nước ngoài ấy. Xứ sở này đáng phải gọi tên là
“Nam kỳ Pháp - Tây Ban Nha”, ít nhất cho đến ngày một hòa ước
giải quyết tình thế của hai nước đồng minh.

Dĩ nhiên ông ta bị chạm lòng tự ái khi Charner nhắc đến mối

tương quan lực lượng không cân đối; ông ta nhắc lại vấn đề gửi
trả về Manille những người lính Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, đã do Pháp
quyết định và nhấn mạnh giá trị cũng như sự giúp đỡ của toàn quân
còn lại, nhất là trong sự kiện ở ngôi chùa Tháp (Pagode des
clochetons)
.

Hành động cuối cùng của Đô đốc Charner ở cương vị tổng chỉ

huy các lực lượng, là gửi hai tàu chiến Pháp sang, nhân danh nước
Pháp, xâm chiếm đảo Côn Lôn. Thực trạng mối quan hệ giữa hai
nước đồng minh lủng củng tới mức độ mà Palanca không được thông
báo gì về cuộc viễn chinh đó, không có sự cộng tác của quân Tây Ban
Nha.

Đầu tháng 12/1861, ngay khi Bonard vừa đặt chân đến, Palanca

nhắc lại với ông ta những lời phàn nàn.

Lặp lại những buổi hội đàm theo lối xã giao, Bonard cũng lại bắt

đầu bằng cách tuyên bố hoàn toàn không biết gì về các quyết
định của những kẻ đi trước ông và trong tình thế không thể nào thay
đổi được, mở rộng nền thống trị của Pháp lên đất Nam kỳ. Rồi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.