BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 92

nên mở rộng phạm vi thống trị ra, sợ làm giảm bớt sự tập trung
chú ý đến những căn cứ thuộc về nó”.

Về tất cả các lý do trên, Madrid ra lệnh cho Palanca phải thi

hành đúng theo các chỉ thị đã nhận.

Lệnh đó là lệnh gì, bởi trong cùng một bức thông báo của chánh

phủ, ông đại sứ toàn quyền được thông báo rằng Madrid không
muốn mở rộng phạm vi thống trị, phải tập trung chú ý vào những
căn cứ thuộc về nó nhưng đồng thời lại đòi cả lãnh thổ Bắc kỳ?

Và Palanca than vãn vì không được cho biết về những dự án

cuối cùng của chánh phủ, khiến cho ông có thể hành động trái
khoáy so với những dự án cuối cùng này

(29)

.

Năm 1861 kết thúc với những công hàm đầy giọng nói mát giữa

Palanca và Charner, đang sắp sửa được thay thế bởi phó Đô đốc
Bonard ở cương vị tổng chỉ huy cuộc viễn chinh. Palanca, vẫn kiên trì,
trở lại những khiếu nại mình về những tiền thuế cảng Sài Gòn,
những chiến lợi phẩm thu được sau khi chiếm thành trì hoàn toàn
bị Pháp chiếm giữ, cùng việc người Philippines đã giúp đỡ quân đội
Pháp và việc tuyển mộ sung vào quân đội Pháp những người lính
Tagals.

Charner tuyên bố không chịu trách nhiệm về những việc mà

những nhà chức trách trước ông đã làm. Ông ta nhắc đi nhắc lại là
không có vấn đề phân chia Sài Gòn mà ông ta coi là sở hữu của
Pháp. Ông ta nhắc lại rằng cuộc chinh phục Nam kỳ đã được thực
hiện bằng lực lượng của 6.000 lính Pháp và 250 lính Tây Ban Nha,
nghĩa là trong điều kiện lực lượng so sánh bằng 24/1, và nước Pháp
luôn luôn liên tục tổ chức và cai trị Nam kỳ, chịu hết tất cả mọi chi
phí và không từ chối bất kỳ những món chi tiêu nào to lớn mà cần
thiết. Vả lại, ông nhận mệnh lệnh của chánh phủ ông và không thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.