nhất chỉ vì nguyên nhân dẫn đến cuộc viễn chinh là một vụ
ám hại trực tiếp liên quan đến một giáo sĩ Tây Ban Nha.
Vả lại lúc đó người ta đâu có biết được rằng cuộc viễn chinh sẽ
kết thúc bằng một hiệp định giản đơn với Nam kỳ, hay bằng
một sự chiếm đóng thường xuyên, vĩnh viễn, một mảnh đất
nào đó trên lãnh thổ Nam kỳ; chắc chắn người ta đã giả
thiết rằng chánh phủ Tây Ban Nha, trong mọi trường hợp, sẽ
mãn nguyện về cái danh dự tỏa sáng lên nền quân sự của
mình từ một cuộc viễn chinh tương tự, đã được tiến hành hợp
tác với ta”
.
Những cuộc can thiệp ở Sài Gòn cũng như ở Paris của các đại biểu
Tây Ban Nha đã làm nổi bật những mối lo sợ của triều đình
Madrid. Những vị đại diện đó bắt đầu tự hỏi mình một cách rất
nghiêm túc về những lý do đã khiến họ tham gia vào cuộc viễn
chinh như vậy và về những kết quả cụ thể dự kiến trước, sự hấp
tấp vội vàng tham gia cuộc viễn chinh ấy của Madrid, trước khi
chuẩn bị những điều kiện cần thiết, cũng đáng để lại cho những
người chịu trách nhiệm lớn về nền chính trị Tây Ban Nha nhiều
điều đáng suy nghĩ.
Trong các cuộc hội đàm tại Sài Gòn với Palanca, mặc dù Charner
đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng tổ chức một cuộc viễn chinh tại
Bắc kỳ vì quyền lợi của Tây Ban Nha, khi hoàn cảnh có chiều
hướng thuận lợi, nhưng lời nói chưa bao giờ được gắn bó với việc
làm.
Ngày 13/8/1861, Charner đưa cho đồng sự Tây Ban Nha xem,
nhưng với tư cách là “bí mật với nhau”, một dự án mà để thực hiện,
ông “quả quyết gần như chắc chắn sẽ có chuẩn y của chánh phủ
Pháp một khi chánh phủ Tây Ban Nha chấp nhận”. Đó là chiếm
lấy tỉnh Biên Hòa, cách Sài Gòn 30 km và tuyên bố Biên Hòa là