BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 88

Việt Nam”. Ông ta chờ đợi ông Phó Đô đốc “sẽ hợp tác một cách có
hiệu quả để [Tây Ban Nha] chiếm cứ và thiết lập cơ quan của mình
tại địa điểm đã chỉ định miền trung tâm Bắc kỳ”

(23)

. Trong thư trả

lời, ngày 9/2/1861, Charner hứa sẽ đáp ứng yêu cầu của Palanca,
nhưng vẫn dành cho mình cái quyền xin chỉ thị của Paris quy định
“tính chất của việc Tây Ban Nha đạt được sở hữu đó”; nhưng ông ta
kiên trì ý kiến rằng “Sài Gòn không phải là một đối tượng để
phân chia giữa hai nước”

(24)

.

Ngày 31/7/1861, Quốc vụ khanh Tây Ban Nha giao trách nhiệm

cho đại sứ mình ở Paris tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp
nhằm giải quyết những sự bất đồng giữa Palanca và Charner về
vấn đề Sài Gòn. Trong bức công hàm ấy có nói rõ rằng “chánh
phủ của Đức Vua rất không hài lòng về quyết định của Pháp coi
như là thuộc địa của Pháp một điểm lãnh thổ đã chiếm được do
những cố gắng chung của quân đội hai nước, cũng như do lời
tuyên bố nhiều lần lập lại của Charner rằng không thể thảo luận
vấn đề chia đôi mảnh đất Sài Gòn ấy”.

Ông Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Thouvenel thông báo cho đại sứ

Tây Ban Nha tại Paris, A.Mon, với một giọng vừa thân mật vừa dứt
khoát rằng: “vì Sài Gòn không thể phân chia, cũng không thể là sở
hữu chung giữa hai nước, cho nên phải chiến đấu ở Bắc kỳ để tạo
cho Tây Ban Nha một lãnh thổ mà Tây Ban Nha mong muốn và do
đó tốt hơn là nên nhận một số tiền bù vào phần đất mà người
ta yêu sách ở Sài Gòn”

(25)

.

Trong một quyết định mang ý kiến nhà vua của Quốc vụ khanh

thông báo cho đại sứ Tây Ban Nha ở Pháp, ngày 22/9/1861, để
chuyển cho chánh phủ có viết:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.