BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 86

quyền sở hữu về mảnh đất quan trọng này”

(20)

và Bộ trưởng

Chasseloup-Laubat chỉ thị cho Đô đốc Charner phải “củng cố nền
thống trị của chúng ta ở Sài Gòn… chúng ta quyết ở lại đó lâu dài
và buôn bán dễ dàng không có gì trở ngại”

(21)

.

Vậy không còn là vấn đề “tiến hành một cuộc hành quân trừng

phạt” nhằm trả thù cho những giáo sĩ bị giết; đây rõ ràng là một
cuộc chiến tranh chiếm thuộc địa.

Đô đốc Charner, lần đầu tiên mang vào Nam kỳ toàn bộ lực

lượng của ông lâu nay còn ở lại Trung Quốc, mặc dầu những hòa
ướ

c đầu tiên đã được ký kết. Ngay từ ngày 7/2/1861, trước khi ký

hiệp định Pháp - Trung 1861, 86 chiếc tàu chiến với 474 đại bác, 80
tàu buôn thuê mướn, 3.500 bộ binh, 12 đại đội lính thủy, trọng pháo,
công binh… rời vùng vịnh Petchili đi Việt Nam. Charner có thể, nhờ
vậy, triển khai một cuộc tấn công mãnh liệt. Mặc dù Nguyễn Tri
Phương, một tướng tài, đã tập hợp được một lực lượng khá lớn:
20.000 quân chính quy và 10.000 lính phụ. Cuộc tấn công của quân
Pháp đã đạt mục tiêu: chiếm đồn Chí Hòa là một đồn lũy được bảo
vệ rất kiên cố và Mỹ Tho. Chiếm được những vị trí đó, nước Pháp
làm chủ được một trong các chi lưu sông Cửu Long, là con đường lúa
gạo các tỉnh miền Tây Nam kỳ xuôi về.

Đô đốc Charner dừng lại đó. Rất thận trọng và đợi thời cơ, ông

không tìm cách mở rộng phạm vi chinh phục. Cũng đồng tình với
Charner, tướng Cousin de Montauban, công tước de Palikao, từng chỉ
huy đạo quân viễn chinh tại Trung Quốc, khi trở về Pháp, đã xin chỉ
thị về vấn đề Nam kỳ.

Paris lúc đó bèn chỉ thị cho Đô đốc Charner “đừng tìm cách mở

rộng sự thống trị của chúng ta ra quá giới hạn mà sự lo xa khôn
ngoan bắt buộc phải dừng lại”

(22)

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.