BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 87

Dự kiến chiếm thuộc địa ở Bắc Kỳ của Tây

Ban Nha

Căn cứ vào hai sứ mệnh của mình là Tư lệnh lực lượng quân sự và

đại diện toàn quyền của Tây Ban Nha tại Việt Nam, ngay sau khi Đô
đốc Charner đến Sài Gòn, ngày 8/2/1861, Palanca viết cho
Charner một bức thư trong đó ông yêu cầu vị đại diện chánh phủ
Pháp, trước khi bắt đầu những cuộc hành quân có thể lần này là
dứt điểm, hãy định nghĩa rõ ràng thế đứng của Tây Ban Nha trong
chiến dịch này.

Nếu về phía Tây Ban Nha không nhận thêm được một người

quân, một chiếc tàu nào để tăng cường thêm cho đạo quân viễn
chinh của mình, thì phía Pháp, giờ đây, đang nhận thêm một sự chi
viện quan trọng. Chiến dịch Italie kết thúc, có khả năng cung cấp
nhiều quân và súng đạn, cho phép Pháp có được những cố gắng
cần thiết để kết thúc chiến dịch châu Á thắng lợi.

Pháp có một lực lượng trên 4.000 người, còn Tây Ban Nha chỉ có

227. Nếu không muốn nhìn thấy hai đại đội tàn tạ của mình hoàn
toàn bị chìm đi trước lực lượng hùng hậu của Pháp thì Palanca phải
cố gắng “kết thúc lại ý nghĩa tượng trưng mà vũ khí của Tây Ban
Nha nhất định phải có đối với chánh phủ Việt Nam, với nước nhà
và với nước ngoài”.

Trong bức công hàm gửi cho ông Phó Đô đốc Pháp đó, viên đại tá

Tây Ban Nha nói thêm rằng: theo chỉ thị của chánh phủ ông thì
quyền lợi đất nước ông không nhằm việc chiếm lấy toàn bộ hay
chỉ một phần đất Nam kỳ, mà nhằm sở hữu một cái cảng ở Bắc kỳ
“nếu người ta nhận xét rằng cảng ấy có ích cho dự án cứu giúp
các giáo sĩ, vì rằng việc cứu giúp các giáo sĩ đã được Tây Ban Nha
đặt ra ngay từ đầu, khi Tây Ban Nha quyết định gửi quân sang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.