BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ MỞ RỘNG HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM - Trang 85

Nhưng chánh phủ O’Donnell không muốn chấp nhận, cũng

không muốn từ chối các gợi ý có tính chất yêu nước của viên đại sứ
toàn quyền của mình. Những bản báo cáo viết rất chi tiết cẩn
thận của Palanca gửi về, được nằm yên trong sự lãng quên tại
những kho lưu trữ đầy bụi bặm thuộc Bộ Ngoại giao của Đức vua rất
ngoan đạo.

Tình trạng vô chánh phủ của Tây Ban Nha, nếu không thể thanh

minh hoặc tha thứ cho tính chất bất động của nó vẫn có thể giải
thích được. Bị dao động giữa một bên là phe “ôn hòa bảo thủ”
(moderatos), của Narvaez và một bên là phe “cuồng nhiệt” tiến bộ
của Espartero và Serrano, xu hướng phản động và bạo lực, sẵn sàng
với mọi phong trào và nổi dậy của quần chúng. Do phe này phe kia
gieo mầm, xúi giục, người Tây Ban Nha không làm sao có được một
chính sách đối ngoại xác định rõ ràng, nếu không là một thứ chính
trị chung chung, ngắn gọn. Bản thân Nữ hoàng cũng cảm thấy
mình không ngồi vững trên ngai vàng của mình.

Vậy là mọi sự đều “trôi theo dòng nước”, ai nấy chỉ lo bám giữ

lấy địa vị của mình hoặc chiếm đoạt địa vị của đối thủ.

Tin thắng lợi của Pháp - Anh tại Trung Quốc truyền về Sài

Gòn giữa những ngày khủng hoảng, được đội quân viễn chinh ít ỏi
đón nhận với một tiếng thở dài khoan khoái. Những lực lượng quan
trọng có sẵn lúc này được điều động vội vàng sang Nam kỳ để cứu
viện cho đội quân viễn chinh. Charner lúc ấy không những có thể
giải thoát khỏi khó khăn cho đội quân đồn trú Pháp - Tây Ban Nha
bấy lâu nay vất vả lắm mới tồn tại nổi, mà còn có thể tiến hành
tiếp tục cuộc chiếm đóng Nam kỳ về chiều sâu.

Trong lúc này, Paris đứng ở một lập trường rất rõ ràng; ngày

25/9/1860 Napoléon III quyết định “phải tăng cường cho quân
đồn trú Sài Gòn, nhằm bảo đảm chiếm về cho nước Pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.