phải là vô hiệu, nó làm nổi bật lên sự cần thiết phải đặt tại
trung tâm Bắc kỳ một căn cứ có thể dùng để cứu giúp các giáo
sĩ ta, để gieo mầm và thắt chặt những mối quan hệ tiếp xúc
phải có sau này giữa nước ấy với các thuộc địa của chúng ta
trên quần đảo Philippines”
.
Ngay khi vừa đến Sài Gòn, ngày 15/5/1860, và thấy ở đây đạo
quân viễn chinh chỉ còn có bốn sĩ quan và 233 lính dưới sự chỉ huy
của đại úy Fajardo, bị các nhà chức trách Philippines bỏ quên,
Palanca liền đóng vai người chủ chốt trong việc thiết lập một căn
cứ Tây Ban Nha tại Bắc kỳ. Trong một bức thư mật gửi cho Quốc vụ
khanh, ông ta quả quyết rằng sự án binh bất động của quân Pháp
tại Trung Quốc có thể kéo dài, vậy sẽ là điều nên mong muốn nếu
Tây Ban Nha tìm cách mở ra được những cảng thương mại, những chi
phí đã phải tạm ứng cho cuộc chiến tranh. Chỉ cần gọi những số
quân mà Đô đốc Page đã trả về Manille trở lại Bắc kỳ chiếm Nam
Định và Kẻ Chợ (Hà Nội) rồi các tỉnh lệ thuộc.
Trong một bản báo cáo khác đề ngày 19/8/1860 gửi Quốc vụ
khanh, Palanca lại nhấn mạnh lần nữa quyền của Tây Ban Nha
được sở hữu một mảnh đất ở Bắc kỳ, hoặc được nhượng lại một
phần đất Nam kỳ để bù vào những hy sinh họ đã chịu đựng. Ông ta
đề cao hoàn cảnh thuận lợi đặc biệt của miền Bắc Việt Nam, giáp
với Trung Quốc: tài nguyên thiên nhiên giàu có, tình hình chính trị,
tình hình này tạo nên do những tham vọng của dòng họ nhà Lê cũ,
mà các “con cháu” đều nằm trong tay các giáo sĩ Tây Ban Nha, rất
thuận lợi cho các ý đồ của Tây Ban Nha, những ưu thế đáng quý về
khả năng có cả một nhân lực to lớn và chăm chỉ siêng năng để cung
cấp cho công cuộc khai thác thuộc địa Mindanao (đảo lớn cực nam
của quần đảo Philippines).