Madrid bắt đầu quan tâm hơn chút ít về vấn đề Nam kỳ, bèn
cử đại sứ của mình tại Paris tiếp tục thương lượng với chánh phủ
Pháp “sao cho, sau khi hiệp ước với Việt Nam, Tây Ban Nha vẫn giữ
được những địa vị và thu được những món lợi hoàn toàn ngang
hàng với nước bạn và đồng minh Pháp”. Chắc chắn là do ảnh
hưởng của Palanca, chánh phủ Tây Ban Nha đã chỉ rõ, cũng trong
quyết định hoàng gia của Quốc vụ khanh đề ngày 10/3/1860, một
trong những ước vọng của chánh phủ, khi nói thêm với vị đại sứ của
mình:
“Dù người ta có thể kết luận, qua bức công hàm của ông
Thouvenel, rằng nước Pháp chỉ tính chuyện bỏ vùng Tourane,
trong trường hợp giả thiết rằng Pháp sẽ bỏ cả Sài Gòn, thì
chánh phủ của Đức vua vẫn muốn rằng Tây Ban Nha sẽ giữ
lấy một căn cứ tại trung tâm Bắc kỳ, được củng cố và bảo vệ
hẳn hoi, nhằm mục đích duy nhất là Tây Ban Nha có thể
mang lại những sự giúp đỡ, khi cần, cho các giáo sĩ chúng ta ở
những xứ sở xa xôi ấy”
.
Vài ngày trước đó, trong những chỉ thị tiếp theo việc cử Palanca
làm đại diện toàn quyền, chỉ thị cho chính Quốc vụ khanh đưa
xuống ngày 26/2/1860, tức ba ngày sau khi Palanca rời Cadiz
(23/2/1860) đi Sài Gòn, người ta nói với ông, rất đúng đắn, rằng
mặc dầu có mâu thuẫn hiển nhiên với ý định ban đầu của Tây Ban
Nha khi cuộc viễn chinh mới khởi sự, người ta không hề có một tham
vọng đất đai nào mà tốn kém nhiều hơn ích lợi. Người ta còn nói
thêm rằng:
“… Trường hợp nước Pháp có chiếm được cả một phần đất
của nước ấy đi chăng nữa thì sự an ninh của giáo sĩ ta và sự
cần thiết phải chứng minh là những hy sinh Tây Ban Nha
chịu đựng nhằm tiến hành và tiếp tục chiến tranh đã không